Sau khi uống sắt không nên ăn gì? Sau khi uống sắt không nên uống canxi hoặc ăn những món ăn có chứa nhiều canxi. Bởi khi vào cơ thể cùng lúc, chúng ngăn chặn sự hấp thụ của chất còn lại.

Tuy nhiên, để rõ hơn Sau khi uống sắt không nên ăn gì? Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Phòng Khám Đa Khoa Nam Định nhé!

Sau khi uống sắt không nên ăn gì?

Thực phẩm giàu canxi

Sau khi uống sắt không nên uống canxi hoặc ăn những món ăn có chứa nhiều canxi. Bởi khi vào cơ thể cùng lúc, chúng ngăn chặn sự hấp thụ của chất còn lại. Do đó, bạn không nên sử dụng các phế phẩm hoặc thực phẩm giàu canxi.

Sau khi uống sắt không nên ăn gì?
Thực phẩm giàu canxi

Nhóm thực phẩm giàu canxi bao gồm cua, tôm, phô mai, các loại sữa (kể cả sữa chua, váng sữa),… Đối với mẹ bầu đang cần uống song song canxi và sắt thì nên uống canxi sau khi uống sắt tối thiểu 2 tiếng.

Xem thêm: Cắt da bao quy đầu bao lâu thì lành?

Thực phẩm nhiều oxalat

Thực phẩm nhiều oxalat cũng có khả năng cản trở sự hấp thụ của sắt. Các loại thực phẩm giàu oxalat như rau bina, socola, cacao, tỏi tây, đậu bắp, trà, hạt thông, các loại trái mọng,…

Ngoài ra, việc dư thừa oxalat cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận.

Thực phẩm chứa tanin

Tanin là một loại polyphenol  có khả năng gây ức chế mạnh cho sự hấp thu sắt. Do đó, thực phẩm giàu tanin không nên được sử dụng sau khi uống sắt. Chẳng hạn như bia, rượu vang đỏ, cafe, trà, táo, nước trái cây mọng,…

Thực phẩm giàu chất xơ

Các loại rau củ quả giàu chất xơ rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, sau khi uống sắt mà sử dụng những thực phẩm này đem lại những ảnh hưởng không tốt cho cơ thể.

Nguyên nhân là do chất xơ vào ruột kết hợp với sắt sẽ tạo thành một phức hợp phân tử lớn. Chúng không thể hòa tan và hấp thụ được. Khi lượng chất xơ đưa vào cơ thể càng nhiều thì khả năng hấp thụ sắt càng giảm.

Thực phẩm giàu chất xơ
Thực phẩm giàu chất xơ

Các bạn có thể uống sắt 2 giờ đồng hồ sau khi ăn các thực phẩm chứa chất xơ. Lúc này, chất xơ đã qua khỏi dạ dày và đoạn ruột non, do đó sẽ không còn ảnh hưởng đến sự hấp thụ của sắt.

Đồ ăn cay nóng

Việc sử dụng đồ ăn cay nóng sau khi uống sắt sẽ làm cho cơ thể nóng hơn và khó hấp thụ hơn. Do đó, các bạn cần tránh cần tránh đồ ăn cay nóng như hạt tiêu, ớt, gừng.

Các loại thuốc

Không nên sử dụng sắt chung với các loại thuốc kháng sinh như ciprofloxacin, ofloxacin, norfloxacin, các loại thuốc trị viêm loét tá tràng hay dạ dày.

Những loại thuốc này đều có chức năng chính là kháng acid nên sẽ khiến cho cơ thể khó hấp thu sắt.

Uống sắt xong nên ăn gì?

Ngoài nhóm thực phẩm không nên ăn sau khi uống sắt, các bạn có thể bổ sung những loại thực phẩm khác.

Chẳng hạn bổ sung vitamin C bằng các loại hoa quả hay nước ép như cam, chanh, bưởi, xoài,… Chúng sẽ giúp tăng cường sự hấp thụ sắt đồng thời cải thiện tình trạng táo bón khi uống sắt.

Lựa chọn sắt dễ hấp thu

Các bạn nên ưu tiên chọn lựa các loại sắt sinh học. Vì loại sắt này sẽ dễ dàng và nhanh chóng hấp thu vào cơ thể hơn sắt vô cơ. Bên cạnh đó, sắt sinh học không gây ra các tác dụng phụ như: Nóng trong, nổi mụn, táo bón hay buồn nôn cho thai phụ.

Lựa chọn sắt dễ hấp thu
Lựa chọn sắt dễ hấp thu

Tuân thủ đúng liều lượng

Bất kỳ một dưỡng chất nào cũng đều được chỉ định uống đúng liều lượng đã được hướng dẫn. Bạn tuyệt đối không được uống nhiều hơn với mong muốn rút ngắn thời gian bổ sung sắt.

Thời điểm uống hợp lý

Thời điểm lý tưởng để uống sắt là khi bụng còn đói. Các chuyên khoa khuyến cáo nên uống sắt vào lúc sáng sớm để phát huy tối đa hiệu quả. Nguyên nhân là lúc này cơ thể có lượng sắt ở mức thấp nhất.

Tuy nhiên với những người hay bị kích ứng đường tiêu hóa khi uống sắt, hãy lựa chọn loại sắt dễ hấp thu như Ferrolip. Sắt sinh học Ferrolip có thể được uống vào sau ăn mà vẫn được hấp thu trọn vẹn mà không bị ảnh hưởng bởi thức ăn.

Xem ngay: Da bao quy đầu bị sưng phồng ở trẻ nhỏ

Không uống sắt vào buổi tối, tại sao?

Không nên uống sắt buổi tối vì sắt có thể lắng đọng tại các cơ quan như thận, gan và dạ dày do không tiêu hóa kịp.

Uống sắt vào buổi tối còn gây áp lực lên các cơ quan này, nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến táo bón, nóng trong, nghiêm trọng hơn là viêm gan, suy thận, viêm loét dạ dày.

Đặc biệt, nếu trẻ em đang bổ sung sắt, càng không được uống vào buổi tối. Vì có một số dạng sắt là siro hoặc dạng nước, dễ làm hư men răng và gây sâu răng cho trẻ.

Kết hợp bổ sung thực phẩm giàu sắt

Bạn có thể bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò, thịt gà, thịt lợn, hàu, cá,… Có thể ăn kèm những thực phẩm này với các loại hoa quả chứa vitamin C để hấp thụ sắt tốt hơn.

Kết hợp bổ sung thực phẩm giàu sắt
Kết hợp bổ sung thực phẩm giàu sắt

Giải đáp thắc mắc khi uống sắt

Ngoài thắc mắc “sau khi uống sắt không nên ăn gì” thì cũng có một số câu hỏi liên quan đến việc uống sắt. Chúng tôi đã tổng hợp những câu hỏi và trả lời như sau.

Uống sắt có nóng không?

Thực tế, bản thân sắt không hề gây nóng trong, táo bón. Uống sắt gặp tình trạng này là do uống sắt không đúng cách, lựa chọn dòng sắt khó hấp thu.

Mẹ có thể áp dụng cách bổ sung sắt hiệu quả và chọn dòng sắt dễ hấp thu là sắt sinh học Ferrolip:

Công nghệ liposome đột phá, khả năng hấp thu cao hơn sắt vô cơ, hữu cơ truyền thống đến 5 lần.

Vị chanh thơm ngon, thanh mát dễ uống, không còn dư vị kim loại khó uống.

Dạng buccal tiện lợi, hòa tan trực tiếp trong miệng mà không cần dùng nước.

Uống sắt có đẹp da không?

Khi cơ thể thiếu sắt nghiêm trọng thì sẽ khiến nồng độ hemoglobin bị giảm sút, dẫn đến cơ thể mệt mỏi, da mặt nhợt nhạt, xanh xao. Hemoglobin có vai trò vận chuyển oxy đến tất cả các bộ phận khác nhau của cơ thể.

Khi hemoglobin giảm đồng nghĩa lượng oxy giảm và có những hiện tượng da nhợt nhạt như đã nói ở trên.

Uống sắt có đẹp da không?
Uống sắt có đẹp da không?

Khi bổ sung sắt đầy đủ thì da dẻ lại trở nên sáng hồng và rạng rỡ hơn. Tuy nhiên không phải cứ uống sắt là sẽ đẹp da. Chỉ những người bị thiếu sắt ảnh hưởng tới làn da thì mới bổ sung.

Ngược lại, nếu thừa sắt sẽ khiến da thêm nổi mụn nhiều hơn. Do đó, không nên tự ý bổ sung sắt khi chưa có sự hướng dẫn từ bác sĩ hay chuyên viên tư vấn.

Uống thuốc sắt có tăng cân không?

Thực tế, sắt không gây tăng cân. Tình trạng tăng cân thường gặp ở bệnh nhân thiếu máu do thiếu sắt nghiêm trọng. Lúc này, cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi kéo dài và dẫn đến tình trạng nhẹ cân.

Khi được bổ sung đầy đủ sắt tạo máu, cơ thể như được “tái sinh” trở lại. Sức khỏe của người bệnh được cải thiện, ăn ngon hơn và giảm cảm giác mệt mỏi. Do đó, đây là một trong những nguyên nhân giúp tăng cân.

Uống sắt bao lâu thì ngưng?

Thông thường, thời gian uống sắt dành cho một số đối tượng phổ biến như sau:

Người thiếu bị thiếu máu do thiếu sắt: Để cải thiện tình trạng này, cần bổ sung sắt mỗi ngày, ít nhất trong khoảng 3 tháng mỗi đợt.

Phụ nữ mang thai: Nên bổ sung sắt ngày từ trước mang thai, trong suốt quá trình mang thai và giai đoạn sau sinh từ 1 đến 3 tháng.

Sau khi uống sắt không nên ăn gì?
Uống sắt bao lâu thì ngưng?

Trẻ em: Bổ sung hàng ngày với liệu lượng tùy theo độ tuổi.

Tuy nhiên, người dùng không nên tùy tiện bổ sung sắt và tự ý ngừng uống sắt. Cần phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Uống viên sắt mỗi ngày có sao không?

Uống sắt mỗi ngày sẽ không gây hại cho sức khỏe nếu bạn sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ.

Do đó, bạn cần sử dụng sắt theo hướng dẫn, không tự ý sử dụng quá liều quy định. Điều này sẽ gây tình trạng dư thừa sắt và dẫn tới các bệnh lý như: suy gan, ung thư gan, các bệnh tim mạch, dạ dày, tiểu đường,…

Mong rằng qua bài viết trên đây của Phòng Khám Đa Khoa Nam Định thì bạn đã biết được Sau khi uống sắt không nên ăn gì? nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *