Rau chùm ngây kỵ với gì? Rau chùm ngây kỵ với những thứ sau:

  • Rau chùm ngây không nên dùng vào buổi tối. 
  • Rau chùm ngây không nên liên tục. 
  • Rau chùm ngây không sử dụng với phụ nữ mang bầu. 
  • Rau chùm ngây không nên sử dụng khi héo. 

Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn Rau chùm ngây kỵ với gì? Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Phòng Khám Đa Khoa Nam Định nhé!

Rau chùm ngây kỵ với gì?

Rau chùm ngây không nên dùng vào buổi tối

Không sử dụng chùm ngây vào buổi tối, đặc biệt là với đối tượng thường xuyên mất ngủ bởi bạn sẽ khó có được một giấc ngủ ngon.

Rau chùm ngây không nên dùng vào buổi tối
Rau chùm ngây không nên dùng vào buổi tối

Đây là điều ít người để ý đến. Thậm chí nhiều người rất thích chùm ngây nhưng không hề biết chùm ngây kỵ với gì.

Xem thêm: Bà bầu dư ối nên kiêng gì?

Rau chùm ngây không nên liên tục

Loại rau này có hàm lượng vitamin C, canxi và dưỡng chất rất cao, dùng nhiều không có lợi, gây thừa chất. Đặc biệt, trẻ nhỏ càng tuyệt đối kiêng kỵ điều này vì cơ thể phát triển chưa toàn diện.

Chỉ nên ăn tối đa 3 bữa 1 tuần, mỗi bữa không quá 20 – 39gr, kể cả các bé quá thích ăn cha mẹ cũng cần nghiêm khắc hạn chế. Người lớn cũng vậy, chỉ nên ăn với liều lượng vừa phải nếu không muốn gây hại cho sức khỏe.

Rau chùm ngây không sử dụng với phụ nữ mang bầu

Chùm ngây có chứa chất alpha1-sitosterol – hoạt chất làm co giãn tử cung. Vì vậy khi ăn vào, bà bầu rất dễ sảy thai. Các chị em cần tránh xa loại rau này và tuyệt đối cẩn thận.

Rau chùm ngây không nên sử dụng khi héo

Khi vừa hái lá xong bạn nên lấy dùng luôn. Thông thường lá non sẽ ăn mềm hơn nhưng mùi vị lại hăng và kém bùi hơn lá già. Tùy theo sở thích cá nhân bạn có thể chọn loại lá phù hợp với mình nhất.

Nếu chưa dùng ngay được bạn có thể bọc kín trong túi nilon có đục lỗ (tương tự như hình thức bảo quản rau của các siêu thị, cửa hàng tiện lợi) và bỏ trong tủ lạnh để rau không bị héo già, mất chất dinh dưỡng.

Rau chùm ngây không nên sử dụng khi héo
Rau chùm ngây không nên sử dụng khi héo

Tuy nhiên, thời gian bảo quản trong tủ lạnh chỉ nên dừng ở mức 1 – 2 ngày, còn lâu hơn thì bạn nên phơi khô trong bóng râm, xay thành bột để dùng dần. Bột chùm ngây rất thích hợp để nấu cháo, bột cho trẻ em.

Thời gian hái đến thời gian chế biến theo phương pháp này chỉ nên cách nhau tối đa 12 giờ đồng hồ. Thay vì phương pháp phơi thủ công các nhà sản xuất đang áp dụng công nghệ sấy lạnh, phơi khô, hiệu quả cũng tương tư.

Nên hay không nên ăn chùm ngây?

Mặc dù trong quá trình sử dụng bạn phải lưu tâm đến vấn đề chùm ngây kỵ với gì nhưng nhìn chung đây vẫn là một loại rau tốt cho sức khỏe. Hơn nữa, những điều cần kiêng kị cũng không quá nhiều, bạn chỉ cần tóm gọn trong các nguyên tắc: không dùng nhiều và liên tục, không dùng cho bà bầu, không dùng buổi tối, nấu khi rau còn tươi và bỏ ít bột ngọt.

Loại rau này có tính mát, được nấu nhiều mùa hè. Bạn có thể mua rau tại các khu chợ truyền thống hoặc các siêu thị trên toàn quốc. Loài cây này dễ sống nên hầu như không có vấn nạn sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng hay các hóa chất độc hại lên cây. 

Sau một thời gian dài sử dụng chùm ngây đúng cách, chắc chắn bạn sẽ bất ngờ về tác dụng của nó. Đây là loại rau rất nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày.

Xem ngay: Uống cao hổ cốt kiêng ăn gì?

Tác dụng của các bộ phận của cây chùm ngây

Nếu như bạn thực hiện đúng những điều lưu ý như trên thì cây chùm ngây sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn và người thân. Ngoài việc có giá trị dinh dưỡng cao, chùm ngây còn được xem là một loại dược liệu quý trong Đông y.

Tác dụng của các bộ phận của cây chùm ngây
Tác dụng của các bộ phận của cây chùm ngây

Các bộ phận của cây chứa rất nhiều khoáng chất quan trọng và là nguồn cung cấp chất đạm, vitamin, Beta – carotene, acid amin và nhiều hợp chất phenolics…. Cụ thể:

Rễ cây chùm ngây

Rễ cây chùm cây có khả năng giúp chống lại các cơn co giật, chống sưng và lợi tiểu.

Rễ chùm ngây giúp loại bỏ sỏi thận loại Oxalate.

Vỏ rễ cây chùm ngây sắc lấy nước uống giúp hỗ trợ điều trị đau răng, đau tai rất tốt…

Rễ chùm ngây tươi của cây non còn dùng để hỗ trợ điều trị bệnh phong thấp, nóng sốt, sưng gan và lá lách…

Lá cây chùm ngây

Lá cây chùm ngây đem giã nát lá đắp lên vết thương giúp bạn khỏi bị viêm sưng và mụn nhọt. Lá chùm ngây cũng có thể trộn với mật ong để đắp lên mắt, hỗ trợ điều trị sưng đỏ mắt.

Hạt cây chùm ngây

Dầu được chiết xuất từ hạt cây chùm ngây giúp hỗ trợ điều trị bệnh phong thấp.

Hạt chùm ngây còn có thể hỗ trợ điều trị bệnh giun sán, táo bón và mụn cóc.

Ngoài ra, hạt chùm ngây còn có tác dụng lọc nước rất tốt. Bởi vì trong hạt chùm ngây có chứa các hợp chất “đa điện giải” tự nhiên dùng làm chất kết tủa giúp trong nước.

Mong rằng qua bài viết trên đây của Phòng Khám Đa Khoa Nam Định thì bạn đã biết được Rau chùm ngây kỵ với gì? nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *