Trái nhàu kỵ với gì? Dưới đây là một số kiêng kỵ của trái nhàu: 

  • Quả nhàu kỵ rượu. 
  • Quả nhàu kỵ thuốc chống đông máu. 
  • Quả nhàu kỵ thuốc hạ huyết áp. 
  • Quả nhàu kỵ thuốc chống ung thư. 

Dù là Đông y hay Tây y, dù là bất cứ loại thuốc nào, nếu sử dụng không đúng cách sẽ đều gây hại cho sức khỏe và trái nhàu cũng không ngoại lệ. Để biết rõ hơn Trái nhàu kỵ với gì và những tác hại của trái nhàu. Tất cả sẽ được làm rõ ngay trong bài viết sau đây của Phòng Khám Đa Khoa Nam Định.

Trái nhàu là gì?

Trước khi tìm hiểu trái nhàu kỵ với gì, chúng tôi sẽ giới thiệu đôi nét về loại quả này. Cây nhàu còn có nhiều tên gọi khác như cây ngao, nhàu núi, nhàu rừng, noni. Loài cây này có tên khoa học là Morinda citrifolia, cùng họ với cà phê (Rubiaceae).

Trái nhàu là gì?
Trái nhàu là gì?

Cây nhàu là cây thân gỗ, chiều cao trung bình từ 6-8m. Thân cây nhỏ, nhẵn, nhiều cành và lá mọc đối xứng. Hoa nhàu có màu trắng, thường mọc ở cuống lá hoặc ngọn cây. Quả nhàu dạng trứng, chiều dài từ 5-7cm, lớp vỏ sần sùi. Quả non có màu xanh lục, quả chín chuyển màu trắng hồng. Lớp thịt quả mềm, trắng, thơm, ở giữa là nhân cứng.

Xem thêm: Địa chỉ chữa ngứa âm đạo ở Nam Định

Trái nhàu kỵ với gì?

Trái nhàu (Morinda Citrifolia L.) là một loại cây nhiệt đới có nhiều lợi ích sức khỏe như chống oxy hóa, chống viêm, điều hòa miễn dịch và chống ung thư. Tuy nhiên, quả nhàu cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu kết hợp với loại thực phẩm hoặc thuốc nào đó. 

Trái nhàu kỵ với rượu

Trái nhàu không nên kết hợp với rượu vì có thể gây ra các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt và giảm khả năng phản ứng.

Trái nhàu kỵ thuốc hạ huyết áp

Trái nhàu không nên kết hợp với thuốc hạ huyết áp vì có thể gây ra hạ huyết áp quá mức và nguy hiểm cho sức khỏe.

Trái nhàu kỵ thuốc chống đông máu

Trái nhàu không nên kết hợp với thuốc chống đông máu vì có thể gây ra chảy máu hoặc vết thương khó lành.

Trái nhàu kỵ thuốc chống ung thư

Trái nhàu không nên kết hợp với thuốc chống ung thư vì có thể làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Tác dụng của trái nhàu là gì?

Trái nhàu là loại quả giàu dinh dưỡng với hơn 20 axit hữu cơ, nhiều axit amin, vitamin và khoáng chất. Trái nhàu được ứng dụng điều trị nhiều bệnh trong cả Đông y và y học hiện đại.

Đông y ghi nhận nhiều tác dụng của trái nhàu như: hoạt huyết, chữa ho hen, hạ sốt, điều kinh, lợi tiểu, nhuận tràng.

Trong y học hiện đại, lợi ích của trái nhàu có thể kể đến như: hỗ trợ điều trị huyết áp cao, tiểu đường, béo phì, các bệnh lý về tim, đau nhức và suy nhược cơ thể.

Bên cạnh đó, trái nhàu cũng giúp kích thích tiêu hóa, tăng khả năng hấp thụ vitamin và các khoáng chất của cơ thể. Với lượng chất chống oxy hóa dồi dào, quả nhàu giúp đào thải các gốc tự do có hại cho cơ thể.

Đối với phụ nữ, sử dụng trái nhàu thường xuyên có thể giúp làn da trở nên mịn màng, trắng sáng, da đàn hồi tốt hơn. Ở giai đoạn mãn kinh, chị em có thể dùng trái nhàu như một phương thuốc hỗ trợ chống lại chứng rối loạn, trầm cảm.

Xem ngay: Cải bó xôi kỵ gì?

Tác hại của trái nhàu là gì?

Khi được sử dụng với liều lượng và mức độ vừa phải, trái nhàu sẽ đem đến những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Theo báo cáo từ một nghiên cứu lâm sàng, với một người lớn khỏe mạnh, dùng 750ml nước ép trái nhàu mỗi ngày là an toàn.

Tuy vậy, trái nhàu cũng có thể gây hại cho sức khỏe nếu bạn dùng không đúng cách, cụ thể:

• Trái nhàu tươi là phương thuốc hữu hiệu giúp điều kinh, hoạt huyết. Tuy nhiên, loại quả này có thể gây hại cho thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu không nên sử dụng nhàu tươi.

• Quả nhàu tươi có khả năng làm giảm huyết áp. Do đó, các bệnh nhân huyết áp thấp nên cân nhắc kỹ lưỡng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại thực phẩm này.

Tác hại của trái nhàu là gì? Do có vị chua nên trái nhàu không thích hợp với những người bị bệnh dạ dày. Đặc biệt, bạn không nên sử dụng trái nhàu trước bữa ăn hoặc khi đói.

• Những người đang có bệnh lý về thận hoặc có lượng kali trong người cao không nên sử dụng trái nhàu. Nguyên nhân là hàm lượng kali trong loại quả này tương đối lớn, có thể làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

• Trái nhàu kỵ với gì? Nước ép trái nhàu có thể gây ra phản ứng với một vài thành phần của thuốc, đặc biệt là các loại thuốc điều trị bệnh huyết áp cao, thuốc làm chậm quá trình đông máu. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa khi đang sử dụng các loại thuốc kể trên mà vẫn muốn dùng nước ép trái nhàu.

Dùng trái nhàu như thế nào là đúng cách?

Để tận dụng tối đa lợi ích từ trái nhàu đối với sức khỏe, bạn cần lưu ý đến những tác hại của trái nhàu. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo cách sử dụng trái nhàu như sau:

Dùng trái nhàu như thế nào là đúng cách
Dùng trái nhàu như thế nào là đúng cách
  • Đối với người trẻ, mỗi ngày có thể uống 30ml nước được chế biến từ trái nhàu.
  • Đối với người bị chấn thương hoặc đang phục hồi sau phẫu thuật, nên uống 180-240ml nước trái nhàu hàng ngày. Sau đó có thể giảm xuống 90-120ml/ngày.
  • Đối với người cao tuổi, liều dùng được khuyến cáo là 60ml/ngày, chia làm 2 lần sáng, tối.
  • Đối với người bệnh, sử dụng nước ép trái nhàu để điều trị bệnh, nên uống 160ml/ngày và điều chỉnh liều lượng cho phù hợp với thể trạng.
  • Đối với bệnh nhân ung thư, uống nước ép nhàu mỗi ngày với lượng 180-240ml có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.

Bạn có thể tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để sử dụng trái nhàu với liều lượng hợp lý nhất.

Qua những thông tin mà Phòng Khám Đa Khoa Nam Định đã chia sẻ, hy vong là bạn đã biết được Trái nhàu kỵ với gì rồi nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *