Uống thuốc chống nghén có ảnh hưởng gì không? Uống thuốc chống nghén sẽ ảnh hưởng đến những thứ sau gồm:

  • Tác động lên tim mạch. 
  • Tác động lên hệ thần kinh trung ương. 
  • Ảnh hưởng đến hệ tiết niệu sinh dục. 
  • Tác động lên hệ tiêu hoá. 
  • Ảnh hưởng đến thị giác. 

Tuy nhiên, để rõ hơn Uống thuốc chống nghén có ảnh hưởng gì không? Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Phòng Khám Đa Khoa Nam Định nhé!

Uống thuốc chống nghén có ảnh hưởng gì không?

Tác động lên tim mạch: gây hồi hộp, nhịp tim nhanh.

Tác động lên hệ thần kinh trung ương: gây chóng mặt, mất định hướng, buồn ngủ, nhức đầu, kích thích thần kinh trung ương nghịch thường.

Ảnh hưởng đến hệ tiết niệu sinh dục: gây tiểu khó, bí tiểu.

Tác động lên hệ tiêu hóa: thuốc gây chán ăn, khô niêm mạc, tiêu chảy, táo bón, đau thượng vị, khô miệng.

Ảnh hưởng đến thị giác: làm người bệnh nhìn mờ, nhìn đôi.

Uống thuốc chống nghén có ảnh hưởng gì không?
Uống thuốc chống nghén có ảnh hưởng gì không?

Tác dụng không mong muốn chủ yếu của thuốc là buồn ngủ do có doxylamin succinat. Các tác dụng phụ khác gồm: rối loạn tiêu hóa, nhìn mờ, ù tai, kích thích, phấn chấn hay suy nhược, chán ăn, khó tiêu, nhức đầu,…

Khi sử dụng thuốc liều cao có thể gây động kinh. Có thể xảy ra dị ứng và sốc phản vệ, mất bạch cầu hạt và xảy ra thiếu máu do tan máu.

Doxylamin succinat có thể làm tăng tác dụng của atropin và các thuốc chống trầm cảm ba vòng.

Thuốc cũng làm tăng tác dụng an thần của các chất ức chế thần kinh trung ương như rượu, barbiturat, thuốc ngủ, thuốc giảm đau narcotic và thuốc an thần.

Người bệnh cần thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc để được hướng dẫn và xử lý phù hợp.

Xem thêm: Uống sting có mất ngủ không?

Buồn nôn khi ốm nghén

Đây là một trong những tình trạng phổ biến nhất trong thời kỳ mang thai mà hầu hết phụ nữ nào cũng phải trải qua. 

Ốm nghén là hiện tượng sinh lý khiến mẹ bầu luôn cảm thấy buồn nôn, khó chịu kèm theo nôn mửa, chán ăn.

Thông thường các triệu chứng nôn và buồn nôn hay xảy ra vào sáng sớm. Tuy nhiên, một số trường hợp thì nôn và buồn nôn còn xuất hiện ở nhiều khung thời gian khác nhau và thậm chí còn kéo dài cả ngày.

Ốm nghén có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nếu sản phụ chỉ buồn nôn và nôn ở mức độ nhẹ thì sẽ không gây quá nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe của bản thân và thai nhi.

Tuy nhiên tình trạng nôn ói kéo dài có thể khiến cơ thể bị mất nước, ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ bầu và thai nhi. Thậm chí mất quá nhiều nước sẽ dẫn đến những nguy cơ rối loạn tuyến giáp, gan, nước ối…

Ốm nghén có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Ốm nghén có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nhiều trường hợp nôn nghén nặng kéo dài khiến người mẹ không thể ăn uống được bất cứ thứ gì, cơ thể không được bổ sung dinh dưỡng cần thiết, dẫn đến tình trạng suy nhược. Nguy hiểm hơn, mẹ bầu có thể phải nhập viện điều trị.

Phương pháp giảm nôn nghén khi mang thai không dùng thuốc

Tình trạng ốm nghén khiến mẹ mệt mỏi, suy nhược. Vì thế, mẹ có áp dụng một số biện pháp dưới đây để cải thiện:

Sử dụng trà gừng

Gừng có tác dụng làm giảm co thắt dạ dày và gia tăng nhu động ruột giúp làm giảm các triệu chứng nôn, buồn nôn.

Các chuyên gia đánh giá 1,000mg bột gừng tương đương với 10mg metoclopramid có tác dụng chống nôn hiệu quả và gừng cũng không gây ra tác dụng phụ hay ảnh hưởng gì đối với sức khỏe của mẹ vả bé.

Bổ sung vitamin đầy đủ trước sinh

Trong giai đoạn ốm nghén, mẹ bầu có thể sử dụng các loại thuốc bổ vitamin tổng hợp có chứa vitamin B hay axit folic để giúp giảm nghén khi mang thai.

Ngoài ra, những vitamin này còn hỗ trợ cung cấp chất dinh dưỡng cùng với chế độ ăn uống khoa học để nâng cao sức khỏe cho sản phụ và thai nhi.

Xem ngay: Ăn sầu riêng uống sting có sao không?

Chia nhỏ bữa ăn trong ngày

Việc ốm nghén có thể khiến sản phụ cảm thấy chán ăn và không còn khẩu vị. Chính vì thế, thay vì ăn một bữa no với lượng thức ăn lớn dễ gây buồn nôn thì nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

Chia nhỏ bữa ăn trong ngày
Chia nhỏ bữa ăn trong ngày

Mỗi ngày, sản phụ có thể chia thành 5 đến 6 bữa ăn nhỏ để giúp dạ dày dễ chịu và bụng không bị rỗng.

Uống nhiều nước

Dù có ốm nghén hay không thì việc uống đủ nước cũng rất cần thiết cho phụ nữ mang thai. Tình trạng nôn nghén kéo dài có thể khiến cơ thể bị thiếu nước trầm trọng, vậy nên việc cần làm là bổ sung đủ nước, hạn chế tối đa nguy cơ thiếu nước.

Sử dụng thực phẩm giàu protein và tránh thức ăn cay nóng

Ngoài bổ sung các loại vitamin tổng hợp thì những thức ăn có chứa nhiều protein cũng sẽ giúp ích rất nhiều trong việc giảm nghén ở bà bầu.

Bên cạnh đó, bà bầu cũng tránh ăn những thức ăn cay nóng hay nhiều dầu mỡ vì chúng gây kích thích niêm mạc dạ dày, khiến tăng thêm tình trạng nôn nghén.

Mong rằng qua bài viết trên đây của Phòng Khám Đa Khoa Nam Định thì bạn đã biết được Uống thuốc chống nghén có ảnh hưởng gì không? nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *