Đau tinh hoàn bên trái là dấu hiệu của bệnh lý gì? Đau tinh hoàn bên trái thường gây ra hoang mang cho nhiều nam giới bởi nó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm nào đó. Để biết được Đau tinh hoàn bên trái là dấu hiệu của bệnh lý gì? Mời bạn cùng theo dõi bài viết ngay sau đây của Phòng Khám Đa Khoa Nam Định nhé!

Đau tinh hoàn bên trái là dấu hiệu của bệnh lý gì?

Đau tinh hoàn bên trái là tình trạng tinh hoàn phía bên trái xảy ra tình trạng đau nhức trong khi tinh hoàn phía bên phải lại hoàn toàn bình thường. Tuy khá hiếm gặp nhưng hiện tượng này nhưng lại là một trong những tín hiệu cảnh báo về tình trạng sức khỏe của bạn có thể đang gặp phải một số vấn đề nghiêm trọng nào đó mà cần phải được thăm khám và điều trị kịp thời.

Tại sao tinh hoàn bên trái bị đau?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến tinh hoàn bên trái xảy ra tình trạng đau nhức, điển hình có thể kể đến như là:

Tĩnh mạch thừng tinh bị giãn

Động mạch có chức năng cung cấp máu chứa nhiều oxy đi khắp cơ thể từ tim lan đến khắp xương, mô và các cơ quan khác. Trong khi đó, tĩnh mạch lại có nhiệm vụ mang những tế bào máu không còn chứa oxy nữa quay trở lại tim và phổi. Tình trạng tĩnh mạch thừng tinh bị giãn tạo nên bó mạch nuôi dưỡng tinh hoàn trái, cái mà đáng lẽ ra nên ở bên phải.

Ngoài ra, tình trạng này còn có thể xuất hiện từ khi sinh ra hoặc những bất thường nào đó khi tiến hành giải phẫu khu vực này. Hiện tượng đau tinh hoàn trái thường xảy ra kèm theo một số triệu chứng khác như nhức âm ỉ, khó chịu làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của nam giới.

Tĩnh mạch thừng tinh bị giãn
Tĩnh mạch thừng tinh bị giãn

Viêm tinh hoàn

Tinh hoàn bị đau còn có thể do khu vực này đã bị viêm do nhiễm phải vi khuẩn hoặc virus. Bau đầu, cơn đau thường sẽ xuất hiện ở tinh hoàn trái và nếu không tiến hành điều trị thì tình trạng viêm nhiễm này sẽ có thể lan ra và gây tổn thương khắp khu vực bìu.

Điều này khiến cho bìu có nguy cơ trở nên sưng to lên, chuyển dần sang màu đỏ và trở nên săn chắc một cách bất thường. Phần lớn các trường hợp viêm nhiễm đều là do virus quai bị gây ra. Ngoài ra, tình trạng nhiễm trùng này còn có thể lây truyền qua đường tình dục nếu không sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ.

Biểu mô xuất hiện khối u nang

Khối u này thường là một túi chứa đầy dịch hình thành tại ống phúc tinh mạc và được bao xung quanh bởi các bó mạch thần kinh (hay còn gọi là thừng tinh) từ phần trên của tinh hoàn.

Khi khối u còn nhỏ thường sẽ không gây ra bất kỳ triệu chứng khác lạ nào. Thế nên, trong hầu hết các trường hợp khi phát triển thì khối u nang này đều đã kích thước khá lớn và gây ra tình trạng đau nhức nặng nề cho người bệnh tại khu vực tinh hoàn.

Biểu mô xuất hiện khối u nang
Biểu mô xuất hiện khối u nang

Tinh hoàn bị xoắn

Đây được xem như là một trường hợp khẩn cấp cần phải có sự can thiệp y tế ngay lập tức để tình huống xấu nhất không xảy ra. Khi dây thừng tinh này xảy ra tình trạng bị xoắn trong tinh hoàn sẽ khiến cho máu không còn có thể đến và cung cấp được cho tinh hoàn.

Nếu tình trạng này kéo dài hơn 6 tiếng mà người bệnh vẫn chưa được điều trị thì sẽ phải đối mặt với nguy cơ cắt bỏ tinh hoàn. Các triệu chứng thường thấy khi tinh hoàn bị xoắn là cơn đau nhức đến đột ngột với cường độ cao kèm theo sưng tấy.

Tràn dịch tinh mạc

Tinh hoàn thường được bao quanh bởi một lớp niêm mạc mỏng ở bên trong bìu. Và khi lớp niêm mạc này bị tràn đầy bởi dịch hoặc máu thì sẽ sinh ra tình trạng tràn dịch tinh mạc. Lúc này, bìu sẽ có thể bị sưng lên kèm theo triệu chứng đau hoặc không.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến tinh hoàn bên trái bị đau ở trẻ sơ sinh và thường sẽ tự khỏi trong quá trình phát triển. Đối với các bé trai lớn hơn hoặc nam giới tuổi trưởng thành, tình trạng này thường xảy ra do bị chấn thương hoặc viêm nhiễm.

Xem thêm: Tác hại của thuốc giảm cân Baschi Thái Lan

Chấn thương

Tinh hoàn là khu vực rất dễ bị tổn thương trong quá trình chơi thể thao hoặc sinh hoạt hằng ngày như va chạm, tai nạn. Ngoài ra, vị trí được treo ở tinh hoàn bên trái thường sẽ thấp hơn bên phải nên nguy cơ bị chấn thương cũng cao hơn.

Trong những trường hợp bị tổn thương nhẹ, tuy cơn đau thường khá lớn nhưng chỉ tạm thời và sẽ giảm dần theo thời gian nên không đáng lo ngại. Tuy nhiên, đối với những trường hợp nặng, nếu không có sự thăm khám và điều trị kịp thời sẽ có thể dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng.

Ung thư tinh hoàn

Những khối u ác tính có thể hình thành trong tinh hoàn và di căn đến các cơ quan khác trên cơ thể. Hiện nay, việc tại sao trong tinh hoàn lại có thể hình thành khối u ác tính vẫn chưa được xác định. Để hạn chế tình trạng trên, việc khám sức khỏe định kỳ là rất cần thiết để có thể phát hiện và điều trị sớm nhất có thể.

Khi khối u xuất hiện trong tinh hoàn thì sẽ có thể xuất hiện một số triệu chứng điển hình như sưng ở bìu, sờ vào thấy có cục u lạ, xuất hiện cơn đau và tăng dần theo thời gian.

Ung thư tinh hoàn
Ung thư tinh hoàn

Đau tinh hoàn bên trái thường có biểu hiện gì?

Đau tinh hoàn bên trái có thể nhanh chóng hồi phục nhưng cũng có thể để lại những tổn thương không thể nào điều trị được hoặc thậm chí là mất khả năng sinh sản nếu không được chữa trị kịp thời.

Do đó, việc nhận biết và phát hiện sớm căn bệnh là một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình chữa trị bệnh. Dưới đây là một số biểu hiện mà bạn có thể gặp nếu bị đau tinh hoàn bên trái:

  • Tinh hoàn bên trái bị đau đột ngột và dữ dội.
  • Cơn đau kéo dài từ tinh hoàn trái và xung quanh vùng bụng dưới.
  • Bìu và tinh hoàn bên trái bị sưng đỏ và đau.
  • Tinh hoàn trái nằm ở vị trí lạ.
  • Chảy dịch ở đầu dương vật.
  • Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần.
  • Nước tiểu bất thường như bị đục hoặc có máu.
  • Ngứa ngáy bên trong dương vật.
  • Sốt, ớn lạnh, buồn nôn, mệt mỏi.

Xem thêm: Tiểu ra máu có tự khỏi không?

Phòng ngừa tinh hoàn bên trái bị đau như thế nào?

Tuy không thể ngăn chặn tình trạng đau tinh hoàn xảy ra một cách trực tiếp, nhưng bạn có thể phòng ngừa điều này bằng cách ngăn chặn các nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh. Cụ thể như sau:

  • Mỗi tháng bạn nên đều đặn tiến hành kiểm tra tinh hoàn của bản thân một lần để có thể phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường hoặc các khối u nếu có.
  • Luôn sử dụng đồ bảo hộ khi tham gia các hoạt động thể thao dễ chạm hoặc trong quá trình làm việc… để tránh gây chấn thương khu vực tinh hoàn.
  • Mỗi lần đi tiểu nên làm cho bàng quang rỗng hoàn toàn để hạn chế tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở niệu đạo.
  • Sử dụng các biện pháp an toàn trong quá trình quan hệ tình dục, không nên quan hệ với nhiều người.
  • Đảm bảo vùng sinh dục luôn được vệ sinh sạch sẽ, bao gồm cả tinh hoàn và thay đồ lót thường xuyên để tránh các bệnh lý không mong muốn.
Phòng ngừa tinh hoàn bên trái bị đau như thế nào?
Phòng ngừa tinh hoàn bên trái bị đau như thế nào?

Điều trị tinh hoàn bên trái bị đau như thế nào?

Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp tùy vào từng nguyên nhân gây ra tình trạng đau tinh hoàn trái. Cụ thể như sau:

Tĩnh mạch thừng tinh bị giãn

Phẫu thuật luôn là phương pháp được ưu tiên để điều trị đau tinh hoàn trái do tĩnh mạch thừng tinh bị giãn tránh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau. Quá trình điều trị này có tác dụng cải thiện cảm giác đau nhức và giúp cho tinh hoàn có thể hoạt động trở lại bình thường. Và số lượng nam giới tái phát lại bệnh sau khi tiến hành phẫu thuật chỉ dưới 10%.

Viêm tinh hoàn

Nếu tình trạng viêm nhiễm xảy ra do vi khuẩn, các bác sĩ sẽ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị. Trong trường hợp viêm nhiễm do virus, như virus quai bị, nếu bệnh nhân chỉ bị viêm nhiễm lâm sàng thì tình trạng bệnh sẽ tự cải thiện theo thời gian.

Ngược lại, nếu bệnh nhân bị nhiễm virus nghiêm trọng dẫn đến tinh hoàn và tuyến nước bọt mang tai bị sưng to thì bệnh nhân có thể sẽ phải nhập viện để được theo dõi và điều trị tích cực.

Viêm tinh hoàn
Viêm tinh hoàn

Biểu mô xuất hiện khối u nang

Trong trường hợp bạn bị đau tinh hoàn bên trái xuất phát từ nguyên nhân này, việc loại bỏ khối u bằng cách phẫu thuật là điều cần thiết. Tuy nhiên, quá trình phẫu thuật có nguy cơ sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Vì vậy thường thì các bác sĩ sẽ tham vấn với bệnh nhân về vấn đề sinh con trước khi quyết định xem có làm phẫu thuật hay không.

Tinh hoàn bị xoắn

Đây là trường hợp bắt buộc phải tiến hành bằng phẫu thuật càng sớm càng tốt để phần cuốn tinh hoàn có thể được tháo xoắn giúp cho quá trình lưu thông máu có thể phục hồi lại tại tinh hoàn. Ngoài ra, để tránh tình trạng tái phát trở lại thì sau khi phẫu thuật tháo xoắn, bác sĩ sẽ cố định tinh hoàn bằng chỉ khâu vào thành trong của bìu.

Tinh hoàn bị xoắn
Tinh hoàn bị xoắn

Các nguyên nhân khác

Tràn dịch tinh mạc: Phẫu thuật sẽ là phương pháp được chỉ định để dẫn lưu dịch hoặc máu xung quanh tinh hoàn ra ngoài và khâu lộn lại màng tinh hoàn để tránh tái phát.

Chấn thương: Dựa vào mức độ của chấn thương có nghiêm trọng hay không mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc giảm đau hoặc phải phẫu thuật.

Ung thư tinh hoàn: Các phương pháp điều trị được đưa ra là phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị tùy theo mức độ hiện tại của căn bệnh.

Mong rằng, sau khi cùng theo dõi bài viết ngay trên đây của Phòng Khám Đa Khoa Nam Định. Bạn đã biết được Đau tinh hoàn bên trái là dấu hiệu của bệnh lý gì rồi nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *