Nấm tràm không nên ăn với gì? Nấm tràm chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người, tuy nhiên khi sử dụng nấm tràm cần chú ý những điều sau đây:

  • Ăn nấm tràm không nên uống đồ lạnh
  • Không nên nấu nấm tràm với quá nhiều dầu
  • Không nấu nấm tràm bằng dụng cụ nhôm
  • Nấu chín nấm hoàn toàn
  • Ăn nấm tràm không được uống rượu

Tuy nhiên, để biết rõ hơn về Nấm tràm không nên ăn với gì? Mời các bạn xem bài viết dưới đây của Phòng Khám Đa Khoa Nam Định nhé!

Nấm tràm không nên ăn với gì?

Ăn nấm tràm không nên uống đồ lạnh

Ăn nấm tràm không nên uống đồ lạnh
Ăn nấm tràm không nên uống đồ lạnh

Thường thì nấm tràm có tính hàn, thanh nhiệt nên kiêng kỵ khi dùng nấm tràm là tránh uống đồ lạnh. Chẳng hạn như nước đá, nước giải khát, trà đá,..có thể khiến người ăn bị lạnh bụng, dễ bị đau bụng đi ngoài.

Không nên nấu nấm tràm với quá nhiều dầu

Trên thực tế, nấm tràm là loại thực phẩm dễ hút nước và các chất lỏng. Vì vậy khi nấu ăn bạn sẽ không để ý và cho quá nhiều dầu ăn. Điều này ăn quá nhiều dầu mỡ không chỉ có hại cho tim mạch, béo phì mà nhiều dầu quá sẽ làm cản trở quá trình nấm thụ chất dinh dưỡng từ nấm vào cơ thể.

Không nên nấu nấm tràm với quá nhiều dầu
Không nên nấu nấm tràm với quá nhiều dầu

Theo đó gây đầy bụng, ăn không tiêu và tệ hơn có thể gây ra triệu chứng trào ngược dạ dày.

Không nấu nấm tràm bằng dụng cụ nhôm

Bởi vì nấm tràm có chứa rất nhiều sắt và canxi. Các hoạt chất này nếu tiếp xúc quá lâu với nồi nhôm sẽ làm nấm bị oxi hóa và ngả sang màu đen. Chình vì vậy bạn không nên dùng nồi nhôm để xào nấm, thậm chí là dự trữ các loại thức ăn khác.

Không nên để đồ ăn trong nồi nhôm quá lâu sẽ làm mất hết chất dinh dưỡng, gây hại cho sức khỏe của bạn và gia đình. Nên đựng đồ ăn trong nồi thủy tinh, inox… sẽ tốt hơn.

Nấu chín nấm hoàn toàn

Khi chế biến nấm cần nấu chín kỹ ít nhất trong vòng 10 phút để đảm bảo nấm được chín hoàn toàn. Vì nếu nấm không chín sẽ khiến bạn bị khó tiêu, do các loại vi khuẩn chưa được tiêu diệt hết.

Ngoài ra cũng nên nấu nấm với trong nhiệt độ thấp và quá lâu vì sẽ làm cho nấm ra nước, không còn mùi vị thơm ngon, màu sắc đẹp mắt cũng như các chất dinh dưỡng.

Ăn nấm tràm không được uống rượu

Nấm tràm là thực phẩm chứa nhiều đạm, các loại axit amin và tính hàn, nếu dùng quá nhiều sẽ không tốt. Thường trong các bữa tiệc tùng, đám, cỗ mọi người thường ăn các món ăn từ nấm và uống rượu.

Ăn nấm tràm không được uống rượu
Ăn nấm tràm không được uống rượu

Thực chất đây là thói quen rất nguy hiểm cần loại bỏ ngay. Nấm và rượu là 2 thứ kỵ nhau, khi dùng chung có thể bị ngộ độc, dẫn đến các triệu chứng nôn mửa, co giật và tệ hơn có là tử vong.

Công dụng của nấm tràm đối với sức khỏe

Tốt cho hệ thần kinh

Tốt cho hệ thần kinh
Tốt cho hệ thần kinh

Loại nấm này có chứa hàm lượng vitamin nhóm B vô cùng phong phú. Bao gồm B1, B2, B3..cùng với đó là các hợp chất niacin, thiamin, pantothenic tốt cho hệ thần kinh. Có tác dụng phục hồi trí não, giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh.

Xem thêm: Canh chua ăn với món mặn gì?

Ngăn ngừa thiếu máu

Nấm tràm cung cấp lượng vitamin D dồi dào mà không phải loại thực phẩm nào cũng có. Bên cạnh đó còn có nhiều chất xơ, nước, sắt,.. giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu và bổ trợ cung cấp nhiều canxi các hoạt động sống của cơ thể.

Ngăn ngừa thiếu máu
Ngăn ngừa thiếu máu

Nấm tràm có nhiều protein nhưng ít năng lượng và chất béo, giúp giảm thiểu lượng cholesterol nạp vào cơ thể, tốt cho tim mạch.

Hỗ trợ tiêu hoá

Nấm tràm và các loại nấm nói chung đều giàu chất xơ giúp nhuận tràng, hạn chế tình trạng táo bón, hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó với vị đắng đặc trưng, tính hàn cao nên giúp thải độc tố trong cơ thể, giảm thiểu bệnh tật.

Xem thêm: Bún riêu ăn với mắm gì?

Phòng chống ung thư

Phòng chống ung thư
Phòng chống ung thư

Trong nấm tràm có chứa chất chống oxy hóa như ergothionein, selen giúp tăng cường hệ miễn dịch. Chống sự hình thành và phát triển của các gốc tự do, ngăn ngừa khối u và bệnh ung thư. Ngoài ra nấm còn có tính kháng nấm, kháng khuẩn,… Như vậy nấm tràm có nhiều thành phần dinh dưỡng mà không phải loại thực nào cũng có.

Tốt cho bà bầu

Phụ nữ khi mang thai là giai đoạn khá nhạy cảm, cần lựa chọn kỹ lưỡng các thực phẩm tốt đối với sức khỏe mẹ và bé. Nấm tràm rất giàu vitamin, đặc biệt có nhiều vitamin D giúp tăng cường hấp thụ canxi giúp cho thai nhi phát triển tốt và chống loãng xương cho người mẹ.

Hơn nữa, protein trong nấm tràm rất tốt và dễ tiêu hóa hơn các loại protein động vật khác. Vì vậy ăn nấm giúp cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết mà không khiến mẹ bầu bị tăng cân quá đà. Bên cạnh đó vitamin B1 làm giảm triệu chứng phù nề thường thấy ở thai phụ.

Những vấn đề mẹ bầu thường gặp trong thời kỳ thai nghén là thiếu máu, cảm cúm cho thiếu sức đề kháng, tăng cân, táo bón, phù nề…thì nấm tràm lại có đầy đủ công dụng để khắc phục các triệu chứng trên.

Mốt số món ăn từ nấm tràm

Nấm tràm xào tôm thịt

Món ăn là sự kết hợp của những nguyên liệu phổ biến cùng các bước chế biến nhanh chóng, đơn giản, hương vị lạ miệng, thơm lừng từ nấm cùng độ ngọt, chắc của tôm, thịt chắc chắn sẽ khiến bạn cùng gia đình phải bất ngờ.

Thưởng thức món ăn kèm cơm trắng sẽ khiến trải nghiệm của bạn trở nên hoàn hảo, trọn vẹn nhất. Món ăn hứa hẹn sẽ cực kì “hao cơm” và nhất định trở thành điểm nhấn khó phai cho khoảng thời gian bên gia đình, bạn bè của bạn.

Cháo nấm tràm

Cháo nấm tràm
Cháo nấm tràm

Cháo nấm tràm với hương vị thanh đạm nhưng vẫn rất thơm ngon và giàu dinh dưỡng, cháo nở mềm hòa quyện với vị đắng nhẹ, hậu ngọt rất đặc trưng của nấm tràm vô cùng quyến rũ, ăn cùng với giá và rau đắng đảm bảo sẽ khiến bạn không thể quên được.

Nấm tràm kho tiêu

Nấm tràm kho tiêu
Nấm tràm kho tiêu

Món nấm tràm kho tiêu thơm ngon, hấp dẫn này chắc chắn sẽ trở thành một trong những món ăn thanh đạm và bổ dưỡng cho ngày rằm đấy, hãy học cách làm món ăn này ngay đi nhé.

Canh nấm tràm

Khi thưởng thức món ăn, ta sẽ cảm nhận ngay được nhiều hương vị hòa quyện vào nhau. Nấm có vị ngọt dịu không bị đắng lại có độ mềm vừa phải rất dễ ăn. Thêm chút dai giòn từ thịt các loại hải sản, một chút cay thơm nồng của tiêu cộng thêm vị béo mềm từ trứng.

Tất cả tạo nên món canh nấm tràm rất thơm ngon và kích thích vị giác. Ngon hơn khi ăn canh còn nóng và có thể ăn kèm với cơm trắng cũng rất tuyệt vời.

Cách sơ chế nấm tràm không bị đắng

Nếu bạn không thích ăn đắng thì cũng đừng lo, dưới đây là hướng dẫn cách chế biến nấm tràm để không bị đắng mà bạn nên tham khảo

Đối với nấm tràm khô

Bạn có biết cách sơ chế vỏ bưởi để nấu chè không bị đắng không, đúng vậy cách sơ chế nấm tràm khô cũng tương tự như vậy. Đầu tiên, bạn ngâm nấm khô để một thời gian cho nấm nở ra sau đó xả lại với nước thật nhiều lần để loại bỏ bụi, cát đồng thời giảm bớt chất đắng có trong nấm.

Sau đó, bạn luộc nấm trên nước thật sôi, vớt ra và ngâm nấm trong nước đá để giữ độ giòn, dai cho nấm sau và cuối cùng để ráo là có thể chế biến ngay.

Đối với nấm tràm tươi

Việc đầu tiên bạn cần gọt sạch phần chân nấm và chẻ đôi (hay chẻ ba) tùy ý thích. Sau đó rửa thật sạch và ngâm vào nước muối khoảng 30 phút để bỏ bớt vị đắng rồi vớt ra để ráo.

Đối với nấm tràm tươi
Đối với nấm tràm tươi

Nếu bạn vẫn lo lắng nấm còn đắng thì có thể luộc sơ 1 đến 2 phút qua nước sôi sau đó vớt để ráo. Cách này khá giống cách sơ chế măng tươi trước khi nấu canh.

Cách bảo quản nấm tràm

Có vô số cách bảo quản nấm tràm nhưng để lựa chọn một cách hiệu quả thì cũng cần phải cân nhắc và tìm hiểu thật kỹ, hãy tham khảo một số mẹo dưới đây nhé!

Bảo quản nấm tràm khô

Đối với loại sấy khô tự nhiên: Bạn có thể bỏ bớt phần chân nấm rồi đem đi phơi nắng (lưu ý không nên phơi quá khô mà vẫn nên giữ một độ ẩm nhất định cho nấm). Sau đó, có thể cho vào túi ni lông hay túi kín để ở nhiệt độ thường và có thể sử dụng được trong 2 tháng.

Hút chân không: Đối với cách hút chân không thì sẽ tiện lợi hơn khi có thể bảo quản được trong tủ lạnh do đó có thể giữ được độ tươi ngon lên đến khoảng 3 tháng.

Đối với nấm tràm sấy khô bằng lò nướng: Sau khi sơ chế sạch sẽ, bạn cho vào lò nướng sấy khô lại, với cách làm này nấm có thể giữ được màu tươi trông bắt mắt lên đến 3 tháng.

Bảo quản nấm tràm tươi

Bảo quản trong tủ lạnh: Với cách này bạn cần sơ chế sạch nấm sau đó cho vào túi ni lông bọc kín bảo quản ở nhiệt độ 6- 10 độ C và có thể sử dụng được trong 7 ngày.

Hút chân không: Tương tự, bạn cần làm sạch sau đó cho nấm vào túi và tiến hành hút chân không, phương pháp này giúp bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng trong 15-30 ngày.

Chần qua nước sôi: Bạn cần làm sạch nấm sau đó bỏ vào nồi luộc khoảng 2-3 phút cùng với một ít muối. Tiếp đến vớt ra để nguội sau đó cho vào hộp đựng thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh được 15-20 ngày mà không sợ hư.

Xào sơ nấm tràm: Tương tự cách chần qua nước sôi nhưng với phương pháp này bạn sẽ xào nhanh nấm với một ít dầu ăn trong 2-3 phút sau đó để nguội và cho vào ngăn đông hay tủ đông để bảo quản. Thời gian bảo quản lên đến 10-20 ngày mà vẫn giữ được độ tươi ngon của nấm.

Mòng rằng bài viết dưới đây của Phòng Khám Đa Khoa Nam Định sẽ giúp bạn biết rõ hơn về Nấm tràm không nên ăn với gì nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *