Ai không nên ăn hạnh nhân? Những nhóm người không nên ăn hạnh nhân gồm:

  • Người có phản ứng với thuốc. 
  • Người có vấn đề về tiêu hóa. 
  • Người đang ăn kiêng. 
  • Người bị sỏi thận. 
  • Người bị đái tháo đường. 
  • Người dị ứng với các thành phần trong hạt. 

Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về Ai không nên ăn hạnh nhân? Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Phòng Khám Đa Khoa Nam Định nhé!

Ai không nên ăn hạnh nhân?

Người có phản ứng với thuốc

Người đang trong quá trình điều trị có sử dụng thuốc nên tránh ăn hạnh nhân, vì điều này có thể gây ra phản ứng không mong muốn với các loại thuốc.

Người có phản ứng với thuốc
Người có phản ứng với thuốc

Theo đó, hạt hạnh nhân chứa nhiều mangan, khoảng 30g hạt hạnh nhân chứa 0.7mg mangan mà đây lại là một chất gây ra tác dụng phụ khi kết hợp với các loại thuốc điều trị huyết áp, kháng sinh, nhuận tràng,…

Người có vấn đề về tiêu hóa

Khoảng 30g hạt hạnh nhân chứa khoảng 3,5g chất xơ. Nếu ăn hạnh nhân đúng liều lượng, chất xơ có trong hạt giúp duy trì sức khỏe tiêu hóa và ngừa táo bón và tiêu chảy.

Tuy nhiên, ăn quá nhiều hạnh nhân có thể làm tăng lượng chất xơ trong cơ thể vượt quá nhu cầu cần thiết, gây ra cảm giác đầy bụng, khó tiêu và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.

Đặc biệt, những người có hệ tiêu hóa yếu hoặc bị rối loạn tiêu hóa cần thận trọng hơn trong việc kiểm soát lượng chất xơ nạp vào cơ thể.

Người đang ăn kiêng

Hạnh nhân nguyên chất chứa một lượng chất béo đáng kể. Mặc dù đây là loại chất béo tốt có lợi cho sức khỏe, nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều, lượng chất béo nạp vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành calo và tích tụ dưới dạng mỡ thừa, gây tăng cân.

Người đang ăn kiêng
Người đang ăn kiêng

Theo chuyên gia dinh dưỡng, mỗi 100g hạt hạnh nhân cung cấp khoảng 597 calo và 50g chất béo. Do đó, nếu bạn ăn từ 90 đến 100g hạt hạnh nhân mỗi ngày, cơ thể có thể tăng 0.5kg trong vòng một tuần.

Vì vậy, những người bị béo phì cần xem xét kỹ lưỡng việc bổ sung hạt hạnh nhân vào chế độ ăn hàng ngày của mình.

Người bị sỏi thận

Nguyên nhân gây sỏi thận là do có sự hiện diện của canxi oxalat trong cơ thể, trong khi đó hạnh nhân lại chứa một lượng lớn chất oxalat. Bởi vậy, những người mắc sỏi thận nên hạn chế ăn loại hạt này.

Người bị đái tháo đường

Mặc dù hạt hạnh nhân rất bổ dưỡng, nhưng trong thành phần hạnh nhân có chứa muối, ăn quá nhiều có thể gây tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Do đó, người mắc bệnh tiểu đường và có huyết áp cao nên hạn chế việc sử dụng hạt hạnh nhân trong chế độ ăn uống của mình.

Người dị ứng với các thành phần trong hạt

Người bị dị ứng với hạt hạnh nhân thường có các triệu chứng tương tự như dị ứng thông thường, bao gồm phát ban, khó thở, và xuất hiện nhiều vết mẩn đỏ.

Ai không nên ăn hạnh nhân
Người dị ứng với các thành phần trong hạt

Vì vậy, những người này nên tránh tiếp tục sử dụng hạt hạnh nhân và các sản phẩm chế biến từ loại hạt này để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình.

Hạnh nhân là gì?

Nguồn gốc của hạnh nhân

Cây hạnh nhân có nguồn gốc từ Iran và các vùng lân cận xung quanh nước này, rồi sau đó được lan rộng theo bờ Địa Trung Hải tới phía bắc châu Phi và phía nam châu Âu vào thời cổ đại. Gần nhất được đưa đến California, Hoa Kỳ.

Đến ngày nay, người ta vẫn chưa tìm rõ giống hạnh nhân hoang dã nào đã được thuần hóa đầu tiên, có thể là loài Prunus fenzliana vì nó có nguồn gốc từ Armenia và miền tây Azerbaijan (đây là khu vực được tìm thấy hạnh nhân được thuần hóa).

Ngoài ra, hạnh nhân có thể đã xuất hiện trong thời kỳ đồ đồng (3000 – 2000 TCN) như tại một số địa điểm khảo cổ Numeira (Jordan) và lăng mộ của Tutankhamun ở Ai Cập (khoảng năm 1325 TCN).

Ở Việt Nam, cây hạnh nhân được trồng ở nhiều nơi, nhất là vùng vùng Bắc Trung Bộ như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,…

Đặc điểm của hạnh nhân

Hạnh nhân thuộc cây thân gỗ với chiều cao phát triển đến 10m. Thân cây có đường kính lớn đến 30cm. Cành cây non có màu xanh, rồi chuyển sang màu tím dưới sự tác động của áng sáng mặt trời và cuối cùng chuyển sang màu xám từ năm thứ hai phát triển. Lá dài khoảng 7 – 13cm và có mép răng cưa cùng với cuống lá dài 2.5cm.

Đặc điểm của hạnh nhân
Đặc điểm của hạnh nhân

Hoa hạnh nhân có màu hồng nhạt hoặc màu trắng, đường kính 3 – 5cm, 5 cánh và thường nở vào mùa xuân. Quả hạnh nhân cứng, dài 3.5 – 6cm, kích thước to hơn quả mơ và được bao phủ bên ngoài lớp da dày màu xám. Bên trong chính là hạt hạnh nhân mà chúng ta thường ăn.

Cách ăn hạt hạnh nhân đúng cách

Dưới đây là một số gợi ý về cách ăn hạt hạnh nhân đúng cách, giúp bạn vừa hấp thụ tối ưu các chất dinh dưỡng vừa mang lại cảm giác ngon miệng khi sử dụng:

Dùng trực tiếp

Việc ăn trực tiếp hạt hạnh nhân sẽ giúp bạn cảm nhận được vị béo vốn có của chúng, đồng thời tiết kiệm được thời gian chế biến. Nếu muốn giảm vị béo, thì bạn có thể ăn hạnh nhân kèm với sữa chua và trái cây.

Dùng hạnh nhân còn vỏ

Với hạt hạnh nhân còn vỏ, bạn có thể làm hạnh nhân rang muối hoặc hạnh nhân rang bơ. Cách chế biến như vậy, vừa kích thích vị giác của bạn, vừa giữ được độ giòn và béo của hạnh nhân bên trong lớp vỏ.

Ngoài ra, bạn có thể sáng tạo thêm về hương vị cho loại hạnh nhân còn vỏ như hạnh nhân vị cà phê hay hạnh nhân vị caramel chẳng hạn.

Dùng hạnh nhân đã tách vỏ

Đối với hạnh nhân đã tách vỏ nhưng vẫn còn giữ lại lớp màng lụa màu nâu trên hạt, bạn có thể ăn sống trực tiếp hoặc rang – nướng chín trước khi dùng.

Dùng hạnh nhân đã tách vỏ
Dùng hạnh nhân đã tách vỏ

Hơn nữa, bạn vẫn có thể dùng hạnh nhân cùng với sữa chua hoặc cho vào món salad để thay đổi khẩu vị cũng như tăng cường chất dinh dưỡng cho món ăn.

Rang hạt hạnh nhân

Để làm dậy mùi thơm và tăng thêm độ giòn, hạt hạnh nhân thường được rang lên trước khi sử dụng. Do đó, việc rang hạnh nhân cũng là cách ăn rất phổ biến đối với nhiều người hiện nay.

Ngâm nước trước khi dùng

Ngâm hạnh nhân trước khi dùng, nghe có vẻ lạ! Thế nhưng, cách ăn này sẽ giúp bạn tránh hấp thụ phải axit tannic (đây là chất ức chế dinh dưỡng), đồng thời còn tạo cho bạn cảm giác dễ ăn và dễ tiêu hóa vì hạt được ngâm mềm.

Việc ngâm hạt hạnh nhân này cũng giúp quá trình làm sữa hạnh nhân được dễ dàng hơn!

Mong rằng qua bài viết trên đây của Phòng Khám Đa Khoa Nam Định thì bạn đã biết được Ai không nên ăn hạnh nhân? nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *