Vuốt môi trên hết đau bụng kinh là một trong những cách giúp giảm đau bụng kinh được nhiều chị em truyền miệng cho nhau. Nhưng liệu Vuốt môi trên hết đau bụng kinh có thật sự chính xác. Hôm nay, hãy cùng Phòng Khám Đa Khoa Nam Định đi giải đáp thắc mắc nhé!

Vuốt môi trên hết đau bụng kinh

Từ xa xưa, người ta đã biết áp dụng các hiểu biết của mình về vị trí của các huyệt đạo vào việc chữa bệnh trước khi biết đến và sử dụng thuốc như ngày nay. Trong các huyệt vị trên cơ thể thì có một số vị trí được gọi là huyệt dưỡng sinh mà nếu biết cách thì bạn có thể cải thiện sức khỏe của mình thông qua chúng.

Theo đó, có một vị trí huyệt có tác dụng giảm đau mà không cần dùng thuốc được nhiều chị em mách cho nhau đó chính là khu vực giữa môi. Dưới đây là hướng dẫn các bước vuốt môi cơ bản giúp bạn hết đau bụng kinh chỉ trong vài phút ngắn ngủi.

Vuốt môi trên hết đau bụng kinh
Vuốt môi trên hết đau bụng kinh
  • Trước hết, bạn cần xác định đúng vị trí huyệt Nhân Trung, đây là vị trí nằm giữa của rãnh giữa môi trên và sống mũi.
  • Tiếp theo, bạn cần dùng hai ngón tay trỏ ấn đúng vào huyệt Nhân Trung rồi từ từ kéo hai ngón tay về hai bên mép của môi trên.
  • Thực hiện lặp lại động tác này liên tục nhiều lần khoảng 3 đến 5 phút, bạn sẽ thấy cơn đau bụng kinh dường như chấm dứt hoàn toàn.

Bên cạnh khả năng chấm dứt cơn đau bụng kinh thì phương pháp này còn có tác dụng giúp cải thiện máu huyết lưu thông, chu kỳ kinh nguyệt ra đều, sạch sẽ và cũng nhanh hết hơn.

Đau bụng kinh là sao?

Đau bụng kinh là tình trạng rất phổ biến liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt ở các chị em phụ nữ. Khi đến ngày hành kinh, vùng bụng dưới của phái đẹp thường xuất hiện những cơn đau quặn thắt không rõ nguyên do. Cơn đơn này còn có thể xuất hiện trước chu kỳ kinh nguyệt khoảng 1 đến 2 ngày và đỉnh điểm của cơn đau là khi chu kỳ kinh nguyệt xảy ra được 1 – 2 ngày.

Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà tình trạng đau cũng như mức độ cảm nhận cơn đau cũng khác nhau. Khi xảy ra đau bụng kinh, nhiều chị em còn xuất hiện một vài biểu hiện kèm theo như đau phần bụng dưới, lưng bị nhức mỏi, xung quanh vùng xương chậu cũng xuất hiện cơn đau.

Đôi khi các chị em còn có cảm giác chóng mặt, toát mồ hôi, chân tay lạnh, cảm thấy buồn nôn, … Thậm chí, cơn đau âm ỉ này còn khiến nhiều chị em khi đến ngày hành khi bị hành hạ một cách dữ dội đến mức không thể đi làm cũng như sinh hoạt hằng ngày cũng gặp khó khăn.

Đau bụng kinh là sao?
Đau bụng kinh là sao?

Xem thêm: Hình ảnh viêm da cơ địa người lớn

Tại sao lại bị đau bụng kinh?

Tình trạng đau bụng kinh có thể bị gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng thường sẽ gộp chung thành 2 nhóm nguyên nhân chính sau:

Đau bụng kinh nguyên phát

Đau bụng kinh nguyên phát thường được xác định bởi các nguyên nhân cơ bản sau gây ra:

  • Trong giai đoạn hành kinh, tử cung sẽ thường xuyên co bóp làm cho mạch máu bị siết lại, làm cho lượng máu và oxy đến các cơ quan bị hạn chế. Lúc này, não bộ sẽ phát ra tín hiệu để kích thích cơ thể tiết ra hormone prostaglandin để làm cho tử cung co bóp liên tục.
  • Ngoài ra, tâm lý căng thẳng, stress kéo dài hoặc áp lực từ công việc, học tập hay thói quen thức khuya cũng là một trong các nguyên nhân khiến cho chu kỳ không đều dẫn đến nguy cơ đau bụng kinh xảy ra thường xuyên hơn.
Đau bụng kinh nguyên phát
Đau bụng kinh nguyên phát

Đau bụng kinh thứ phát

Không giống như đau bụng kinh nguyên phát, đau bụng kinh thứ phát thường xảy ra do cơ thể phụ nữ đang mắc phải tình trạng bệnh lý phụ khoa nào đó.

Lạc nội mạc tử cung: Tình trạng bệnh có thể gây đau bụng kinh cho các chị em, do các mô niêm mạc đi lạc vào những khu vực khác ở khoang bụng như buồng trứng, vòi trứng hoặc trong tử cung. Các nội mạc đi lạc này vẫn phát triển theo chu kỳ kinh nguyệt nên khi đến ngày hành kinh làm máu không thoát được ra ngoài gây ứ tắc, sưng và đau.

U xơ tử cung: Bệnh này rất thường gặp ở chị em phụ nữ và gây ra hiện tượng đau bụng khi đến ngày hành kinh. Ngoài ra, nó còn gây đau vùng chậu hay chảy nhiều máu trong kỳ kinh nguyệt, …

Đau bụng kinh thứ phát
Đau bụng kinh thứ phát

Viêm vùng chậu: Viêm vùng chậu thường xảy ra ở tử cung, ống dẫn trứng, và nếu không được điều trị thì viêm nhiễm sẽ lan rộng vào bên trong ống buồng trứng và các cấu trúc vùng chậu. Lúc này, sẽ có thể gây ra hiện tượng các cơ quan vùng chậu bị dính vào nhau do viêm và gây đau bụng vào mỗi kỳ kinh.

Polyp cổ tử cung: Polyp cổ tử cung là tình trạng ở cổ tử cung xuất hiện những u cục nhỏ li ti, có kích thước khoảng 2mm, gây đau bụng kinh và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và khả năng sinh sản của phụ nữ.

Viêm dính tử cung: Khi bị viêm dính cổ tử cung không chỉ gây đau bụng kinh mà còn có thể khiến cho khả năng làm mẹ ở các chị em bị mất đi hay nói cách khác là gây ra tình trạng vô sinh ở phụ nữ.

Xem thêm: Khám sản phụ khoa là khám những gì?

Một số cách giúp giảm cơn đau bụng kinh

Bên cạnh mẹo vuốt môi trên giúp hết đau bụng kinh thì bạn có thể kết thêm hợp một số cách sau đây để những ngày hành kinh trôi qua dễ dàng hơn:

  • Chườm ấm vùng bụng dưới.
  • Ngủ sớm và ngủ đủ giấc.
Một số cách giúp giảm cơn đau bụng kinh
Một số cách giúp giảm cơn đau bụng kinh
  • Massage vùng bụng dưới
  • Uống trà gừng ấm.
  • Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, khó tiêu để tránh bị đầy bụng, chướng bụng.
  • Sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh.
  • Ăn hoặc uống canh rau ngải cứu.
  • Tập thể dục thường xuyên.

Hy vọng rằng, sau khi cùng Phòng Khám Đa Khoa Nam Định đi giải đáp thắc mắc. Bạn đã biết liệu Vuốt môi trên hết đau bụng kinh có thật sự chính xác hay không rồi nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *