Ung thư tinh hoàn có thường gặp? Ung thư tinh hoàn thường gặp ở lứa tuổi từ 15 – 35, tuy nhiên nói như vậy không đồng nghĩa với việc nam giới ngoài độ tuổi này thì sẽ không mắc phải ung thư tinh hoàn. Hôm nay, hãy cùng Phòng Khám Đa Khoa Nam Định đi tìm hiểu và giải đáp cho thắc mắc Ung thư tinh hoàn có thường gặp không qua bài viết ngay dưới đây nhé!

Ung thư tinh hoàn có thường gặp?

Hiện vẫn nguyên nhân gây ung thư tinh hoàn vẫn chưa được tìm ra. Cũng như các loại ung thư khác về bản chất, ung thư tinh hoàn xảy ra khi có sự đột biến xảy ra ở những tế bào khỏe mạnh khiến chúng trở thành những tế bào ung thư.

Và theo các nghiên cứu thì hầu hết các tế bào bị đột biến này đều là các tế bào mầm, hay nói cách khác là các tế bào tạo ra tinh trùng chưa trưởng thành ở trong tinh hoàn.

Tuy nhiên, lý do vì sao các tế bào này lại trở nên bất thường và bị đột biến thì vẫn chưa có câu trả lời. Sau đây là một số yếu tố được cho là có khả năng làm cho các tế bào bị biến đổi và gây ra tình trạng ung thư tinh hoàn.

Tinh hoàn lạc chỗ: Khi các bé trai còn trong bụng mẹ, tinh hoàn thường sẽ nằm trong ổ bụng. Và trước khi sinh ra, tinh hoàn sẽ di chuyển dần xuống bìu thông qua ống bẹn. Tình trạng tinh hoàn ẩn cũng có thể xảy ra trong giai đoạn này khi tinh hoàn gặp trục trặc trong quá trình di chuyển xuống bìu từ ổ bụng.

Do nhiệt độ ở ổ bụng cao hơn nhiệt độ trong bìu nên nếu tinh hoàn nằm bị kẹt lại trong ổ bụng sẽ làm cho chức năng của nó bị thoái hóa và gây ra vô sinh. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư tinh hoàn. Và dù cho có được phẫu thuật để tinh hoàn có thể di chuyển được xuống bìu thì nguy cơ vẫn sẽ không giảm.

Tinh hoàn khác thường: Một số tinh hoàn phát triển không bình thường cũng có thể là nguyên nhân khiến cho nguy cơ mắc phải ung thư tinh hoàn của bạn tăng cao hơn.

Di truyền: Khi các thành viên trong gia đình đang mắc phải tình trạng ung thư tinh hoàn thì nguy cơ nam giới có thể mắc bệnh cũng tương đối cao.

Tuổi tác: Dù bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng theo các báo cáo y tế thì các đối tượng thanh thiếu niên, nam giới trong độ tuổi từ 15 – 35 có nguy cơ mắc phải ung thư tinh hoàn cao hơn so với các đối tượng còn lại.

Ung thư tinh hoàn có thường gặp?
Ung thư tinh hoàn có thường gặp?

Tinh hoàn bị ung thư có dấu hiệu gì?

Mỗi bệnh lý đều sẽ có một hay nhiều dấu hiệu nhận biết khác nhau và ung thư tinh hoàn cũng không ngoại lệ. Việc nắm rõ được những dấu hiệu của từng bệnh lý giúp nam giới chủ động hơn trong việc điều trị, từ đó có thể sớm dứt điểm căn bệnh mà không gặp quá nhiều sự khó khăn. Khi các khối u bắt đầu hình thành, nó cũng sẽ xuất hiện một số dấu hiệu sau đây:

  • Xuất hiện khối u và ngày càng lớn ở một trong hai bên tinh hoàn.
  • Cảm giác bìu trở nên nặng nề hơn.
  • Cảm thấy đau âm ỉ ở bụng hoặc háng.
  • Nhân thấy trong bìu có chất dịch lỏng.
  • Đau và khó chịu ở tinh hoàn hoặc bìu.
  • Vú phát triển to hơn và gây đau.
  • Lưng bị đau và thỉnh thoảng xuất hiện tình trạng khó thở.
  • Xuất hiện những dấu hiệu khác thường chỉ ở một bên tinh hoàn.

Xem thêm: Cần phải làm gì khi bị vỡ tinh hoàn?

Cách phòng ngừa tinh hoàn ung thư

Quan điểm phòng bệnh hơn chữa bệnh không hề sai, dù có được điều trị dứt điểm hoàn toàn hay không thì sức khỏe tinh thần hoặc thể chất của người bệnh đã bị ảnh hưởng không hề nhỏ. Do đó, để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh ung thư tinh hoàn, cánh mày râu có thể áp dụng một số cách sau đây:

  • Chú ý đến tình trạng tinh hoàn của trẻ như có bình thường không, có bị ẩn hay không, … để từ đó có thể nhờ đến sự can thiệp của y tế sớm nhất có thể.
  • Không chỉ ở trẻ em mà cả nam giới trưởng thành cũng cần phải chủ động quan sát những bất thường xảy ra ở tinh hoàn của mình.
  • Sử dụng biện pháp an toàn mỗi khi quan hệ tình dục để tránh bệnh truyền nhiễm, nhất là HIV. Đồng thời không nên quan hệ với nhiều bạn tình cùng 1 lúc.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh và khoa học như ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập luyện thường xuyên để nâng cao sức khỏe mỗi ngày 30 phút, ngủ đủ 8 tiếng 1 ngày.
  • Nên thực hiện khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng 1 lần để có thể tầm soát và luôn kiểm soát được tình trạng sức khỏe của bản thân.
  • Thay quần lót thường để giữ cho bộ phận sinh dục nam luôn trong tình trạng khô thoáng và sạch sẽ. Và nên thay mới quần lót định kỳ 3-6 tháng 1 lần.
Cách phòng ngừa tinh hoàn ung thư
Cách phòng ngừa tinh hoàn ung thư

Điều trị ung thư ở tinh hoàn như thế nào?

Để có thể tiến hành điều trị ung thư tinh hoàn, các bác sĩ sẽ phải xem xét dựa trên một số yếu tố như loại ung thư mà bệnh nhân đang mắc phải, giai đoạn hiện tại của ung thư, tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân cũng như cách điều trị mà bệnh nhân mong muốn. Dưới đây là một số phương pháp mà bệnh nhân có thể lựa chọn để điều trị ung thư ở tinh hoàn.

Phẫu thuật

Phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn

Đây là phương pháp điều trị có thể áp dụng được cho hầu hết mọi giai đoạn và cho tất cả các loại ung thư. Để cắt bỏ tinh hoàn, bác sĩ thực hiện sẽ tiến hành mổ một lỗ có kích thước vừa đủ ở háng và thông qua đó lấy toàn bộ tinh hoàn ra ngoài.

Tiếp theo, bác sĩ sẽ đặt tinh hoàn giả được bơm đầy nước muối vào bên trong bìu. Đối với trường hợp đang ở giai đoạn đầu của ung thư tinh hoàn, phương pháp này được xem như là đơn giản nhất mà không ảnh hưởng gì nhiều dành cho người bệnh.

Phẫu thuật để loại bỏ các hạch bạch huyết

Ở phương pháp phẫu thuật này, các bác sĩ cũng sẽ mổ một lỗ tương tự nhiên phương pháp trên nhưng lần này là ở bụng. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ các hạch bạch huyết xung quanh vết mổ ở bụng.

Trong suốt quá trình thực hiện, bác sĩ phẫu thuật sẽ phải thật cẩn thận để tránh làm tổn thương các dây thần kinh xung quanh các hạch này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp không may gây ra tổn thương cho dây thần kinh sẽ có thể gây ra tình trạng khó khăn trong việc xuất tinh và cương cứng ở nam giới.

Phẫu thuật để loại bỏ các hạch bạch huyết
Phẫu thuật để loại bỏ các hạch bạch huyết

Xạ trị

Phương pháp này sử dụng các chùm tia năng lượng như tia X để loại bỏ các tế bào ung thư. Trong khi xạ trị, người bệnh sẽ phải nằm cố định trên bàn và để cho thiết bị tạo ra chùm năng lượng di chuyển xung quanh cơ thể đến những nơi có tế bào ung thư đã được xác định từ trước.

Phương pháp xạ trị này có thể được thực hiện riêng lẻ hoặc kết hợp cùng phương pháp cắt bỏ tinh hoàn. Tuy nhiên, phương pháp này cũng mang lại một số tác dụng phụ như buồn nôn, mệt mỏi, da ở vùng bụng và háng bị kích ứng đỏ.

Ngoài ra, xạ trị cũng có khiến cho số lượng và chất lượng của tinh trùng bị suy giảm đáng kể làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở một số nam giới. Do đó, trước khi bắt đầu xạ trị, các bác sĩ thường sẽ phải thông báo cho người bệnh về tác dụng phụ của xạ trị cũng như tư vấn về cách bảo quản tinh trùng trong trường hợp người bệnh vẫn muốn có con sau khi điều trị.

Xem thêm: Ra màu nâu sau khi quan hệ có thai không?

Hóa trị

Hóa trị là liệu pháp sử dụng các loại thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Khi tiến hành hóa trị, thuốc sẽ được bơm vào và đi khắp cơ thể để tiêu diệt các tế bào ung thư đã di căn từ khối u ban đầu. Phương pháp này thường được chỉ định để điều trị riêng lẻ hay trước hoặc sau khi phẫu thuật cắt bỏ hạch đều được.

Cũng như xạ trị, hóa trị cũng có các dụng phụ khác nhau tùy thuộc vào loại thuốc mà người bệnh đang sử dụng. Các tác dụng phụ thường thấy nhất là cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, tóc dễ gãy rụng và khả năng bị nhiễm trùng cũng tăng.

Bên cạnh đó, phương pháp này còn có thể dẫn đến vô sinh vĩnh viễn ở một số nam giới. Do đó người bệnh phải tham vấn với bác sĩ thật kỹ lưỡng về những dự định sắp tới trong tương lai của mình để từ đó có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn hơn.

Mong rằng, thông qua bài viết ngay trên đây của mình. Phòng Khám Đa Khoa Nam Định đã giúp bạn tìm hiểu và giải đáp cho thắc mắc Ung thư tinh hoàn có thường gặp không rồi nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *