Bầu ăn dâu tây được không? Được, bởi dâu tây là loại trái cây có nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi nên rất thích hợp để bổ sung vào thực đơn ăn uống hằng ngày. Để rõ hơn về Bầu ăn dâu tây được không thì mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây của Phòng khám Đa khoa Nam Định nhé!

Bầu ăn dâu tây được không?

Được, bởi dâu tây là loại trái cây đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và sắc đẹp của các chị em phụ nữ. Không chỉ vậy, theo các chuyên gia dinh dưỡng thì dâu tây không gây bất kỳ ảnh hưởng xấu nào đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.

Mà ngược lại, do nó có nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nên có thể đem lại nhiều lợi ích mà có lẽ nhiều người vẫn chưa biết. Chính vì vậy nên dâu tây rất thích hợp để bổ sung vào thực đơn ăn uống hằng ngày của các thai phụ. 

Bầu ăn dâu tây được không?
Bầu ăn dâu tây được không?

Thành phần dinh dưỡng của dâu tây

Dâu tây là loại trái cây rất thơm ngon và là đặc sản của xứ lạnh. Hương vị thơm ngon của loại trái cây này là sự kết hợp giữa chua chua và ngọt ngọt nên được rất nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là các chị em phụ nữ. Bạn có thể ăn được ngay sau khi thu hoạch hoặc cũng có thể chế biến nó thành các món ăn, thức uống như trái cây dầm, mứt, nước ép, bánh,…

Không chỉ có mùi vị vô cùng thơm ngon mà theo các nghiên cứu thì dâu tây cũng chứa rất nhất nhiều thành phần dinh dưỡng khác nhau từ các dưỡng chất cơ bản đến vitamin thậm chí là còn chứa cả khoáng chất. Cụ thể mỗi 100g dâu tây sẽ có giá trị dinh dưỡng như sau:

  • Calo: 32 Kcal.
  • Vitamin A: 12 IU.
  • Canxi: 16 mg.
  • Chất béo: 0.3 g.
  • Vitamin C: 58.8 mg.
  • Sắt: 0.41 mg.
  • Đường: 4.9 g.
  • Vitamin E: 0.29 mg.
  • Natri: 1 mg.
  • Carbohydrate: 7.7 g.
  • Vitamin B6: 0.05 mg.
  • Kẽm: 0.14 mg.
  • Protein: 0.7 g.
  • Choline: 5.7 mg.
  • Đồng: 0.05 mg.
  • Chất xơ: 2 g.
  • Axit pantothenic: 0.125 mg.
  • Magie: 13 mg.
  • Niacin B3: 0.39 mg.
  • Phốt pho: 23 mg.
  • Folate: 24 mcg.
  • Kali: 153 mg.
  • Axit folic: 30mcg.
  • Selen: 1,2mg.

Dinh dưỡng cơ bản

Các loại vitamin

Các khoáng chất

  • Calo: 32 Kcal
  • Vitamin A: 12 IU
  • Canxi: 16 mg
  • Chất béo: 0.3 g
  • Vitamin C: 58.8 mg
  • Sắt: 0.41 mg
  • Đường: 4.9 g
  • Vitamin E: 0.29 mg
  • Natri: 1 mg
  • Carbohydrate: 7.7 g
  • Vitamin B6: 0.05 mg
  • Kẽm: 0.14 mg
  • Protein: 0.7 g
  • Choline: 5.7 mg
  • Đồng: 0.05 mg
  • Chất xơ: 2 g
  • Axit pantothenic: 0.125 mg
  • Magie: 13 mg
 
  • Niacin B3: 0.39 mg
  • Phốt pho: 23 mg
 
  • Folate: 24 mcg
  • Kali: 153 mg

·          

  • ·Axit folic: 30mcg
  • Selen: 1,2mg

Tác dụng của quả dâu tây đối với mẹ bầu

Giảm nguy cơ trẻ bị dị tật bẩm sinh

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị các mẹ bầu nên thường xuyên ăn dâu tây để giảm nguy cơ đứa trẻ sinh ra bị khuyết tật. Cụ thể là vì dưỡng chất axit folic trong quả dâu tây có khả năng bảo vệ thai nhi khỏi nguy cơ bị sứt môi, hở hàm ếch,… đồng thời cũng giúp mẹ bầu giảm thiểu tình trạng sinh non.

Tác dụng của quả dâu tây giúp giảm nguy cơ trẻ bị dị tật bẩm sinh
Tác dụng của quả dâu tây giúp giảm nguy cơ trẻ bị dị tật bẩm sinh

Tăng cường sức khỏe cho hệ tim mạch

Chất xơ, chất chống oxy hóa và polyphenol trong quả dâu tây có khả năng gây ức chế hoạt động của cholesterol và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch cho mẹ bầu. Bên cạnh đó, các chất này cùng giúp giảm sự tích tụ mảng bám trong thành động mạch. Ngoài ra, mang thai 3 tháng đầu có được ăn dâu tây bởi nó còn có tác dụng bảo vệ niêm mạc hệ tuần hoàn hiệu quả nhờ chất anthocyanins.

Tốt cho sự phát triển của thai nhi

Bà bầu được khuyên nên nạp khoảng 60mg vitamin C hàng ngày cho cơ thể nhằm xây dựng collagen giúp phát triển hệ xương, sụn và da của thai nhi. Dâu tây lại là loại quả rất giàu vitamin C mà phụ nữ khi mang thai có thể ưu tiên lựa chọn. 

Xem thêm: Phòng khám sản phụ khoa ở Ninh Bình

Hỗ trợ hệ miễn dịch

Trong giai đoạn 3 tháng đầu mang thai, sức đề kháng của mẹ bầu yếu hơn bình thường nên rất dễ nhiễm bệnh. Do đó mang thai 3 tháng đầu có được ăn dâu tây để cung cấp lượng vitamin C dồi dào giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh…

Cải thiện thị lực

Một số loại vitamin trong dâu tây mang đến lợi ích cho võng mạc và giác mạc, do đó có thể bảo vệ mắt hiệu quả. Chẳng hạn như:

  • Lượng vitamin A trong dâu tây giúp mẹ bầu củng cố thị lực và giảm tình trạng mờ mắt trong giai đoạn thai kỳ.
  • Vitamin C từ quả dâu có khả năng bảo vệ mắt khỏi tia UV, tránh nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể ở phụ nữ mang thai.
Tác dụng của quả dâu tây giúp cải thiện thị lực
Tác dụng của quả dâu tây giúp cải thiện thị lực

Phòng ngừa chứng bệnh ung thư

Các chất chống oxy hóa có trong dâu tây đóng một vai trò rất quan trọng, đặc biệt là trong việc chống lại các gốc tự do tồn tại trong cơ thể để bảo vệ các cơ quan và các DNA khỏi bị hư hại. Điều này cũng có tác dụng rất lớn trong việc ngăn ngừa ung thư.

Làm chậm quá trình lão hóa

Mỗi ngày, cơ thể bạn sẽ hấp thụ một lượng lớn chất độc thông qua không khí, thức ăn,… Những chất độc này khi vào cơ thể sẽ gây ra những tổn thương, làm cho quá trình lão hóa diễn ra nhanh chóng. Dâu tây có chứa các dưỡng chất giúp chữa lành các tổn thương, kiểm soát sự lão hóa và giúp bạn luôn căng tràn sức sống.

Điều hòa lượng đường trong máu

Quả dâu tây có chứa chất axit ellagic giúp làm chậm quá trình tiêu hóa tinh bột. Nhờ đó có thể kiểm soát lượng đường huyết, tránh trường hợp gia tăng đột ngột gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu.

Hoàn thiện não bộ và nâng cao sức đề kháng cho thai nhi

Với nhiều vitamin và khoáng chất, dâu tây được xem là một thực phẩm rất tốt cho trẻ. Chẳng hạn như omega 2 và các thành phần axit béo trong dâu tây có công dụng hỗ trợ thai nhi hoàn thiện não bộ và tăng cường sức đề kháng.

Tác dụng của quả dâu tây giúp hoàn thiện não bộ và nâng cao sức đề kháng cho thai nhi
Tác dụng của quả dâu tây giúp hoàn thiện não bộ và nâng cao sức đề kháng cho thai nhi

Thai phụ nào không nên ăn dâu tây?

Mặc dù được nhận xét là một loại trái cây an toàn cho sức khỏe của mẹ bầu. Tuy nhiên, có một số chị em đang mang thai 3 tháng đầu khi ăn dâu tây vẫn có nguy cơ mắc phải những rủi ro không mong muốn. Do đó, theo nghiên cứu của những chuyên gia y tế, nếu các mẹ đang trong các tình trạng sau đây thì không nên ăn loại trái cây này.

Thai phụ có dạ dày nhạy cảm

Những mắt dâu tây có thể làm cho niêm mạc dạ dày bị kích ứng. Thêm vào đó, tính axit trong loại quả này cũng có khả năng làm thai phụ bị đau dạ dày. Nếu mẹ bầu có vấn đề về dạ dày hoặc đường ruột thì nên hạn chế việc bổ sung dâu tây vào bữa ăn hằng ngày.

Xem thêm: Bệnh viện E chuyên về gì?

Mẹ bầu đang bị cao huyết áp

Trong trường hợp mẹ bầu bị cao huyết áp và đang sử dụng thuốc theo sự kê đơn của bác sĩ chuyên khoa thì cũng nên tránh sử dụng dâu tây vì loại trái cây này có thể tương tác với các hoạt chất có trong thuốc cao huyết áp từ đó gây ảnh hưởng đến chức năng của thuốc.

Người có tiền sử dị ứng với dâu tây

Nếu mẹ bầu chưa từng ăn dâu tây trước đó hoặc đã từng xảy ra tình trạng dị ứng với dâu tây thì không nên ăn loại trái cây này trong giai đoạn thai kỳ. Vì lúc này, hệ miễn dịch của mẹ bầu đã bị suy yếu nên dễ gây phản ứng với một loại protein có khả năng tạo sắc đỏ có trong dâu tây. Điều này sẽ làm cho tình trạng da của mẹ bầu bị nổi mẩn đỏ và ngứa.

Thai phụ có tiền sử dị ứng với dâu tây không nên ăn dâu tây
Thai phụ có tiền sử dị ứng với dâu tây không nên ăn dâu tây

Chị em có vấn đề về răng miệng

Trường hợp các chị em đang mắc các bệnh nha khoa nghiêm trọng thì cũng nên hạn chế sử dụng dâu tây. Vì lúc này, chị em đang mang thai có thể sẽ nhạy cảm với vị chua, tính axit của dâu tây, khiến bệnh có xu hướng chuyển biến trầm trọng hơn.

Mẹ bầu đang bổ sung canxi và chất sắt

Thành phần axit oxalic trong dâu tây có tác dụng cản trở quá trình hấp thụ canxi và sắt của cơ thể. Nếu bạn quá yêu thích và muốn ăn loại trái cây này, mẹ bầu có thể tham vấn với bác sĩ để chuyển sang canxi citrat nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của axit oxalic.

Mong rằng, sau khi cùng tìm hiểu qua bài viết ngay trên đây của Phòng khám Đa khoa Nam Định. Bạn đã rõ hơn về Bầu ăn dâu tây được không rồi nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *