Thai ngừng phát triển nhưng không ra máu thường gây ra nhiều hoang mang cho các mẹ bầu khi không biết phải làm sao, giải quyết như thế nào. Hôm nay, hãy để Phòng Khám Đa Khoa Nam Định giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề Thai ngừng phát triển nhưng không ra máu thông qua bài viết ngay sau đây nhé!

Thai ngừng phát triển nhưng không ra máu

Thai ngừng phát triển là sao?

Thai ngừng phát triển hay còn thường được gọi với tên ngắn gọn hơn là thai chết lưu hay thai lưu. Đây là một thuật ngữ trong lĩnh vực y học được dùng để nói về tình trạng sảy thai xảy ra trong giai đoạn sớm của thai kỳ. Tổng hợp từ các báo cáo cho thấy, có khoảng 20 – 50% các trường hợp thai lưu xảy ra nhưng lại không xác định được nguyên nhân cụ thể.

Trên thực tế, những trường hợp này rất thường xảy ra ở những mẹ bầu có sức khỏe vốn yếu và khi xảy ra cũng sẽ không có bất kỳ một dấu hiệu nào báo trước nên việc phòng ngừa cũng như ngăn chặn nó xảy ra là rất khó. Ở hầu hết các trường hợp thai ngừng phát triển, nhiều mẹ bầu không hề biết việc mình đang mang thai.

Thai ngừng phát triển là sao?
Thai ngừng phát triển là sao?

Và khi có các dấu hiệu như chảy máu ở âm đạo máu thì chị em thường bỏ qua và chỉ nghĩ đó là do kinh nguyệt bị rối loạn chứ không cho rằng đó là do thai ngừng phát triển hay sảy thai. Tuy nhiên, tình trạng thai lưu xảy ra tại tiềm ẩn rất nhiều những hệ lụy mà sau này có thể nó sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cũng như khả năng làm mẹ của các chị em.

Thai ngừng phát triển nhưng không ra máu có sao không?

Khi xảy ra tình trạng thai lưu hay sảy thai trong tử cung, điều đầu tiên mà tất cả cả các cặp vợ chồng cần phải thực hiện đó chính là nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để các bác sĩ sản phụ khoa tại đây có hướng xử lý kịp thời và phù hợp nhất nhằm đảm bảo cho sự an toàn của các mẹ.

Do bản chất của thai lưu là vô khuẩn. đồng thời nút nhầy ở cổ tử cung vẫn còn bịt kín nên tình trạng nhiễm trùng vẫn chưa thể xảy ra. Tuy nhiên, trong trường hợp bị vỡ nước ối, quá trình nhiễm khuẩn sẽ diễn ra tới tốc độ rất nhanh kèm theo mức độ vô cùng nặng nề. Lúc này, các thai phụ sẽ có nguy cơ phải đối mặt với các mối đe dọa như nhiễm trùng máu, rối loạn đông máu và trong một số trường hợp nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe cũng như khả năng làm mẹ sau này của phái đẹp.

Chính vì như vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường thì các mẹ bầu cần phải tiến hành thăm khám ngay lập tức để giảm thiểu tối đa các hệ lụy có thể xảy ra.

Thai ngừng phát triển nhưng không ra máu có sao không?
Thai ngừng phát triển nhưng không ra máu có sao không?

Trong những trường hợp thai chết lưu khi còn quá sớm, mẹ bầu thường sẽ được các bác sĩ kiểm tra và theo dõi quá trình tự đào thải thai ngừng phát triển ra ngoài của cơ thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi cơ thể không thể tự thực hiện quá trình đào thảo, các chị em sẽ được tiến hành hỗ trợ bằng các phương pháp như sử dụng thuốc, nong cổ tử cung sau đó hút, gắp hoặc nạo toàn bộ thai ra ngoài tử cung.

Thai ngừng phát triển là do đâu?

Tình trạng thai ngừng phát triển có thể bị gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có một số nguyên nhân phổ biến như:

Xem thêm: Uống cao ích mẫu bao lâu thì ngưng?

Cấu tạo bất thường của tử cung

Với những trường hợp như tử cung có vách ngăn, có hai tử cung, u xơ tử cung, buồng trứng bị dính, … thì đều sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng làm cho thai khó có thể tiếp tục phát triển.

Do để, để tránh tình trạng thai bị ngừng phát triển, mẹ bầu nên thực hiện kiểm tra sức khỏe tổng thể trước khi mang thai để từ đó có thể phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường, ngăn chặn tình trạng thai chết lưu xảy ra.

Thai ngừng phát triển là do cấu tạo bất thường của tử cung
Thai ngừng phát triển là do cấu tạo bất thường của tử cung

Sức khỏe thai phụ không ổn định

Đối với các thai phụ đang mắc các bệnh như tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp, động kinh, các vấn đề về tim mạch, từng lên cơn co giật, lupus ban đỏ, rối loạn đông quá, … thì đều có khả năng gặp phải tình trạng thai lưu rất cao. Vì vậy, trước khi quyết định mang thai, các chị em cần phải đảm bảo kiểm soát cũng như điều trị tốt căn bệnh mà mình đang mắc phải.

Đột biến nhiễm sắc thể

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng thai lưu đó chính là đột biến nhiễm sắc thể. Việc thiếu hoặc dư chỉ một nhiễm sắc thể cũng có thể khiến phôi thai ngừng phát triển và dù có phát triển cũng sẽ không bình thường khiến đứa trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh.

Dây rốn bất thường

Dây rốn có thể được xem là cầu nối để các chất dinh dưỡng và oxy từ người mẹ có thể được cung cấp đến cho thai nhi duy trì và phát triển. Trong trường hợp xuất hiện các bất thường ở dây rốn như dây rốn quấn quanh cổ thai nhi, dây rốn bám màng, sa dây rốn,… thì sẽ tác động trực tiếp tới thai nhi và khiến cho thai không thể phát triển.

Bệnh lý nhiễm trùng

Các bệnh lý nhiễm trùng cũng có thể lây sang thai nhi và khiến thai ngừng phát triển. Trong đó, các bệnh lý đặc biệt nguy hiểm có thể kể đến như là HIV, giang mai, ban đỏ nhiễm trùng hoặc herpes,…

Thai ngừng phát triển là do bệnh lý nhiễm trùng
Thai ngừng phát triển là do bệnh lý nhiễm trùng

Nhau thai xảy ra vấn đề

Tương tự như dây rốn, nhau thai cũng là môi trường để thai nhi có thể phát triển và hấp thu dưỡng chất. Khi thai phụ mắc các bệnh lý liên quan đến nhau thai như nhau bong non, thai trứng, thai ngoài tử cung, nhau cài răng lược,… thì tình trạng thai ngừng phát triển là có nguy cơ rất cao.

Thay đổi nội tiết tố

Các nội tiết tố đóng vai trò quan trọng khi trực tiếp tham gia vào quá trình giúp cho thai nhi có thể bám vào thành tử cung, hỗ trợ cho thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi các nội tiết tố xảy ra rối loạn như suy hoàng thể, dư thừa hoặc thiếu hụt nội tiết tố sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi và làm cho thai nhi không thể tiếp tục phát triển.

Xem thêm: Ra dịch nhầy màu trắng trong có phải mang thai

Vấn đề liên quan đến nước ối

Nước ối được xem như là một lớp bảo vệ thai nhi khỏi sự nhiễm trùng và các bất thường do thay đổi nhiệt độ từ bên ngoài. Đồng thời, nước ối cũng tham gia vào sự phát triển của nhiều hệ cơ quan như phổi, tiêu hóa cũng như xương của trẻ. Trong trường hợp nếu mẹ bị thiểu ối, đa ối, rò rỉ nước ối,… sẽ có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.

Hy vọng rằng, bài viết hôm nay của Phòng Khám Đa Khoa Nam Định đã có thể giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề Thai ngừng phát triển nhưng không ra máu rồi nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *