Bầu 3 tháng đầu ăn mồng tơi được không? Bầu 3 tháng hoàn toàn bạn có thể ăn được rau mồng tơi. Vì đây là loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, để rõ hơn Bầu 3 tháng đầu ăn mồng tơi được không? Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Phòng Khám Đa Khoa Nam Định nhé!

Bầu 3 tháng đầu ăn mồng tơi được không?

Rau mồng tơi có thể đáp ứng 5.4 – 12% lượng sắt cần thiết của cơ thể mỗi ngày. Thêm vào đó, hàm lượng sắt và acid folic trong loại thực phẩm này có tác dụng ngăn ngừa dị tật ống thần kinh bẩm sinh ở thai nhi và tái tạo tế bào.

Bầu 3 tháng đầu ăn mồng tơi được không?
Bầu 3 tháng đầu ăn mồng tơi được không?

Theo Đông y, rau mồng tơi là thực phẩm có vị ngọt, tính hàn và không chứa độc tố. Loại rau này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng chữa táo bón,…

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, rau mồng tơi chứa nhiều vitamin và chất khoáng cần thiết cho sức khỏe của mẹ bầu, đồng thời hỗ trợ thai nhi phát triển khỏe mạnh. Cụ thể trong 100g dưa chuột có chứa các thành phần sau:

Thành phần

Định lượng

Lợi ích cho mẹ bầu và thai nhi

Chất xơ

2.5g

Cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng táo bón

Carbohydrate

1.4g

Tăng cường năng lượng cho cơ thể

Vitamin C

72mg

Tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ bị cảm cúm ở mẹ bầu

Canxi

176mg

Ngăn ngừa loãng xương cho mẹ bầu và tham gia vào quá trình hình thành xương cho thai nhi.

Phốt pho

34mg

Duy trì sự cân bằng của các dưỡng chất và hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả.

Sắt

1.6mg

Hạn chế khả năng bị thiếu máu ở phụ nữ mang thai

Bên cạnh đó, rau mồng tơi còn giàu axit hữu cơ, các nhóm vitamin B, magie, axit folic,… Nhờ chứa hàm lượng dưỡng chất cao, rau mồng tơi luôn là một trong những thực phẩm được khuyến khích sử dụng trong giai đoạn mang thai.

Mồng tơi là rau gì?

Rau mồng tơi (còn gọi là mùng tơi) thuộc họ Mồng tơi (Basellacease), có tên khoa học là Basella rubra L. (thân tía, gân lá tía – mồng tơi tía, mồng tơi tím, mồng tơi đỏ) hoặc Basella alba L. (thân xanh – mồng tơi xanh).

Cây mồng tơi thuộc dạng dây leo, dài 1,5 – 2m, sống từ 1 – 2 năm. Hiện có cây giống thân lùn, lá to hơn, nhiều nhánh mọc từ kẽ. Thân mồng tơi có phân nhánh, màu xanh nhạt hoặc tím nhạt.

Mồng tơi là rau gì?
Mồng tơi là rau gì?

Lá mọc so le, đơn, nguyên, mẫm, có cuống, phiến lá hình trứng, đầu nhọn, phía cuống bằng hay hơi hẹp lại, dài 3 – 12cm, rộng 2 – 6cm.

Cụm hoa hình bông mọc ỏ kẽ lá, nhỏ, màu trắng hay tím đỏ nhạt. Những bông ở phía trên dài và gầy hơn. Quả mọng, nhỏ hình cầu hay hình trứng, dài chừng 5 – 5mm, màu tím đen khi chín.

Xem thêm: Bầu 3 tháng đầu ăn nho được không?

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mồng tơi có nguồn gốc ở các nước nhiệt đới của châu Á và châu Phi.

Tại Việt Nam, cây này mọc hoang và được trồng cho keo hang rào để lấy rau ăn, người ta hái đọt non và lá vào mùa hè và mùa thu vì thời tiết giúp cây có đặc tính kháng sâu bệnh tốt.

Đến mùa cuối thu hoặc đông thì ra hoa thành cụm ở kẽ lá, thường có màu trắng hoặc hồng nhạt. Quả mọng nhỏ hình trứng, màu tím đen thẫm khi chín, trong chứa hạt.

Bảy lợi ích của rau mồng tơi đối với mẹ bầu 3 tháng

Rau mồng tơi chứa thành phần dinh dưỡng cao nên mang đến rất nhiều công dụng tuyệt vời cho mẹ bầu 3 tháng đầu. Cụ thể:

Giảm táo bón trong 3 tháng đầu

Trong 3 tháng đầu mang thai, cơ thể mẹ bầu tiết ra nhiều hormone progesterone gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa và nhu động ruột. Do đó mà phụ nữ mang thai giai đoạn đầu rất dễ bị táo bón.

Giảm táo bón trong 3 tháng đầu
Giảm táo bón trong 3 tháng đầu

Trong 100g rau mồng tơi chứa khoảng 2.5g chất xơ và chất nhầy có khả năng kích thích nhu động ruột, thúc đẩy tiêu hóa.

Rau mồng tơi chứa nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng

Khi mang thai, sức đề kháng của cơ thể mẹ bầu thường suy yếu hơn bình thường. Bởi hệ miễn dịch lúc này đang tập trung bảo vệ bé, do đó phụ nữ mang thai rất dễ bị cảm cúm hoặc sốt.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 100g rau mồng tơi sẽ cung cấp cho cơ thể 72mg vitamin C – hơn 60% lượng vitamin trung bình cần thiết mỗi ngày. Sử dụng rau mồng tơi thường xuyên giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng và giảm khả năng sinh non hiệu quả.

Giảm lượng cholesterol trong suốt quá trình mang thai

Mẹ bầu thường ít vận động trong suốt quá trình mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai còn thay đổi về hormone, quá trình tiêu hóa, trao đổi và hấp thụ các dưỡng chất cần thiết. Đây đều là những nguyên nhân khiến mỡ tích tụ trong máu gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi.

Chất nhầy trong loại thực phẩm này có công dụng hấp thụ cholesterol. Cholesterol nội sinh và ngoại sinh đều được giữ lại trong ruột. Nhờ đó chất béo không ngấm được qua màng ruột mà được đào thải ra ngoài.

Cải thiện làn da mẹ bầu đặc biệt trong 3 tháng đầu

Trong giai đoạn mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu, sự thay đổi nội tiết tố làm gia tăng hormone estrogen gây kích thích quá trình sản sinh melanin. Đây là một sắc tố có khả năng gây nên tình trạng nám da ở mẹ bầu.

Cải thiện làn da mẹ bầu đặc biệt trong 3 tháng đầu
Cải thiện làn da mẹ bầu đặc biệt trong 3 tháng đầu

Rau mồng tơi có tác dụng kích thích lưu thông khí huyết, giúp da mịn màng, giảm thâm sạm. Do đó, loại rau này là một trong những thực phẩm được các bác sĩ khuyến khích sử dụng trong quá trình mang thai nhằm cải thiện làn da.

Cải thiện thị lực đối với mẹ bầu trong 3 tháng đầu

Sự thay đổi hormone trong thai kỳ làm ảnh hưởng đến khả năng điều tiết nước mắt, dẫn đến tình trạng khô mắt hay mờ mắt ở phụ nữ mang thai.

Nhờ chứa hàm lượng sắc tố carotenoid dồi dào – trong 100g rau mồng tơi chứa đến 1920mg beta-carotene, loại thực phẩm này giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do có hại và nâng cao thị lực.

Rau mồng tơi giúp bổ sung lượng canxi cần thiết

Cơ thể bé bắt đầu hình thành khung xương và các bộ phận quan trọng từ tháng thứ 2 trong thai kỳ. Do đó, việc bổ sung canxi trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên là vô cùng cần thiết đối với sự phát triển của trẻ.

Trong 100gr rau mồng tơi có 176mg canxi, chiếm gần 25% nhu cầu canxi cần thiết hằng ngày trong giai đoạn 3 tháng đầu. Việc bổ sung đầy đủ khoáng chất này cho cơ thể, sẽ giúp giảm nguy cơ thai nhi bị ảnh hưởng tiêu cực như còi xương, dị dạng xương, chậm phát triển,…

Rau mồng tơi bổ sung sắt giúp ngừa dị tật ở thai nhi

Khi mang thai, quá trình phân chia tế bào diễn ra mạnh mẽ (tế bào máu, tử cung,…) do đó mẹ bầu luôn được khuyến cáo cần bổ sung đầy đủ sắt và acid folic nhằm tái tạo máu.

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc bổ sung acid folic trong 3 tháng đầu mang thai giúp phòng ngừa dị tật ống thần kinh ở bé.

Rau mồng tơi bổ sung sắt giúp ngừa dị tật ở thai nhi
Rau mồng tơi bổ sung sắt giúp ngừa dị tật ở thai nhi

Rau mồng tơi mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Do đó, phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể sử dụng rau mồng tơi trong 3 tháng đầu mang thai.

Xem thêm: Bầu 3 tháng đầu ăn rau lang được không?

Cách ăn rau mồng tơi đúng cách cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Lưu ý khi ăn 

Mẹ bầu chỉ nên ăn 2 – 3 lần rau mồng tơi mỗi tuần và dùng tối đa 100gr một ngày. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai nên bổ sung đa dạng các loại rau khác nhằm đảm bảo bảo phong phú dưỡng chất cho cơ thể.

Chọn mua ở những nơi uy tín và đảm bảo chất lượng. Khi mua, mẹ bầu nên chọn những bó rau tươi, cuống và lá xanh, không bị dập,…

Sau khi mua rau mồng tơi về, mẹ bầu cần sơ chế cẩn thận và rửa lại nhiều lần dưới vòi nước để loại bỏ tàn dư thuốc bảo vệ thực vật còn dính trên rau.

Lưu ý khi kết hợp mồng tơi

Không kết hợp rau mồng tơi và thịt bò. Vì sự kết hợp này sẽ làm mất đi công dụng nhuận tràng khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém.

Không nên ăn rau mồng tơi sống. Theo kinh nghiệm dân gian, khi ăn rau mồng tơi sống thì chất nhầy sẽ gây đầy bụng và khó tiêu. Thêm vào đó, nấu chín rau mồng tơi giúp tối đa lượng dưỡng chất cơ thể có thể hấp thụ.

Không ăn rau mồng tơi để qua đêm. Thói quen để thức ăn qua đêm thường xuất hiện trong nhiều gia đình Việt. Tuy nhiên, trong rau mồng tơi chứa lượng lớn nitrat, nếu để lâu sẽ bị phân hủy thành chất có khả năng gây ung thư dạ dày – nitrite.

Không nên nấu rau mồng tơi quá lâu thì hàm lượng chất dinh dưỡng có thể bị thất thoát thông qua quá trình bay hơi.

Mong rằng qua bài viết trên đây của Phòng Khám Đa Khoa Nam Định thì bạn đã biết được Bầu 3 tháng đầu ăn mồng tơi được không? nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *