Bầu 3 tháng đầu ăn rau lang được không? Bầu 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn được rau lang vì đây là một thực phẩm không thể thiếu cho các mẹ bầu khi mang thai ở 3 tháng đầu.

Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn Bầu 3 tháng đầu ăn rau lang được không? Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Phòng Khám Đa Khoa Nam Định nhé!

Bầu 3 tháng đầu ăn rau lang được không?

Bầu 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn được rau lang vì đây là một thực phẩm không thể thiếu cho các mẹ bầu khi mang thai ở 3 tháng đầu.

Theo y học hiện đại, trong rau lang có chứa hàm lượng khá cao Vitamin B6, nhờ đó mà loại rau này giúp các mẹ bầu giảm tình trạng buồn nôn trong 3 tháng đầu, đồng thời khiến các mẹ ăn uống ngon miệng hơn, từ đó hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn. Bên cạnh đó, rau lang còn là loại rau có tác dụng thanh nhiệt cơ thể và giúp ngăn ngừa huyết áp cao.

Còn theo Đông y, rau lang là loại rau có tính bình, có vị ngọt nhẹ, không độc, ích khí, bổ hư tổn, kiện tỳ vị, bổ thận âm và có tác dụng nhuận tràng rất hiệu quả. Chính vì vậy, đáp án cho câu hỏi bà bầu ăn rau lang được không là hoàn toàn có thể.

Bầu 3 tháng đầu ăn rau lang được không?
Bầu 3 tháng đầu ăn rau lang được không?

Bà bầu không những được ăn rau lang mà việc ăn rau lang còn rất tốt đối với bà bầu. Rau lang còn được xếp vào hàng những thực phẩm “vàng” tốt cho thời kỳ thai nghén với những công dụng tuyệt vời.

Hương thơm, vị ngọt tự nhiên, cách chế biến dễ dàng, dù xào hay luộc cũng đều kích thích vị giác, mang lại cảm giác thèm ăn cho bà bầu.

Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ có trong rau lang còn giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm đi chứng đầy bụng khó tiêu ở bà bầu thường gặp trong 3 tháng đầu.

Xem thêm: Bầu 3 tháng đầu ăn rau đắng được không?

Những lợi ích của rau lang đối với bà bầu

Ăn rau lang mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho các mẹ bầu mà không phải ai cũng biết. Cụ thể như sau:

Chống táo bón

Táo bón trong quá trình mang thai là nỗi ám ảnh của hầu hết các mẹ bầu do cơ thể các mẹ trở nên nóng hơn so với bình thường. Bên cạnh đó, việc bổ sung sắt và canxi cũng khiến mẹ bầu thường xuyên bị táo bón hơn.

Chống táo bón
Chống táo bón

Rau lang với thành phần chất xơ cao sẽ giúp các mẹ chống lại tình trạng táo bón một cách hiệu quả, nhất là những mẹ bầu gặp phải tình trạng táo bón trong những tháng cuối thai kỳ. 

Hạn chế đái tháo đường thai kỳ

Một thông tin mà ít ai biết nữa đó là ăn rau lang còn giúp các mẹ bầu hạn chế được tiểu đường thai kỳ. Ăn rau lang đều đặn giúp mẹ bầu ổn định đường huyết, từ đó ngăn ngừa tình trạng đường huyết cao. 

Thanh nhiệt cơ thể

Nhiều bà bầu thường lầm tưởng rằng ăn rau lang sẽ gây lạnh bụng và rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đúng, hơn thế tính mát của rau lang còn giúp các mẹ bầu thanh nhiệt cơ thể rất tốt, khiến mẹ bầu cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

Giảm bớt tình trạng ốm nghén

Thành phần Vitamin B6 cao có trong rau lang giúp ích rất nhiều cho mẹ bầu, nhất là các mẹ gặp phải tình trạng buồn nôn, ốm nghén nặng trong những tháng đầu thai kỳ.

Giảm bớt tình trạng ốm nghén
Giảm bớt tình trạng ốm nghén

Bà bầu có thể thêm rau lang vào trong khẩu phần ăn giúp giảm cảm giác buồn nôn và ăn ngon miệng hơn.

Lợi sữa

Đối với những bà mẹ sau sinh và đang cho con bú, rau lang là một trong những thực phẩm quý giúp kích thích sữa về nhiều.

Chính vì vậy, các mẹ bầu sau sinh nên cho rau lang vào trong bữa ăn hàng ngày của mình vừa giúp lợi sữa, vừa ngăn ngừa tình trạng táo bón. 

Tác dụng phụ nếu ăn quá nhiều rau lang

Bên cạnh những công dụng tuyệt vời nêu trên, rau lang vẫn có thể gây nên các tác dụng không mong muốn cho người dùng như mệt mỏi, hạ huyết áp, táo bón… nếu như ăn quá nhiều hoặc ăn không đúng cách.

Một số tác dụng phụ và cách khắc phục bạn có thể lưu ý bao gồm:

Không nên ăn rau lang trong lúc đói vì lúc này đường huyết đang thấp, việc ăn rau lang lúc này có thể gây hạ huyết áp, chóng mặt, mệt mỏi.

Để nhuận tràng (điều trị táo bón), chỉ dùng rau lang đã luộc chín, tuyệt đối không dùng rau lang sống bởi sẽ gây nên tác dụng ngược lại là táo bón hoặc ngộ độc do ăn đồ sống.

Tác dụng phụ nếu ăn quá nhiều rau lang
Tác dụng phụ nếu ăn quá nhiều rau lang

Không nên ăn rau lang quá nhiều bởi hàm lượng canxi cao trong rau lang có thể gây sỏi thận.

Nên ăn kèm rau lang với các loại đạm thực vật, động vật khác để cân bằng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Khi luộc rau lang để ăn cũng như chữa bệnh, nên bỏ đi nước lần một, lấy nước thứ hai để loại bỏ đi vị hăng, chát.

Xem thêm: Bầu 5 tháng ăn dứa được không?

Cách ăn rau lang đúng và an toàn

Rau lang là một loại rau rất tốt, mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của bà bầu mà không phải ai cũng biết.

Tuy nhiên, đối với bất kỳ một loại thực phẩm nào cũng vậy, không nên ăn quá nhiều, chỉ nên ăn vừa phải, tránh tình trạng thừa chất này nhưng lại thiếu chất kia, thậm chí là gây nên các tác dụng không mong muốn.

Chính vì vậy, các mẹ bầu nên ăn rau lang xen kẽ với các loại rau khác để bữa ăn trở nên ngon miệng hơn đồng thời đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mẹ bầu. Khi quá đói, các mẹ bầu nên tránh ăn rau lang bởi có thể gây nên tình trạng hạ đường huyết, có hại cho sức khỏe.

Cách ăn rau lang đúng và an toàn
Cách ăn rau lang đúng và an toàn

Rau lang khi được nấu chín sẽ có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng đầy bụng, khó tiêu, chống táo bón và có tác dụng nhuận tràng hiệu quả. Tuy nhiên, rau lang sống lại có tác dụng hoàn toàn ngược lại. Chính vì vậy, các mẹ bầu chỉ nên ăn rau lang đã được chế biến chín, luộc, nấu hay xào tùy vào sở thích của mỗi người.

Lá rau lang khi luộc sẽ có vị chát khó uống. Chính vì vậy, không dùng nước rau lang luộc để làm nước canh vì chúng rất khó uống. Nhưng nếu như bạn vẫn muốn dùng phần nước luộc, có thể bỏ đi phần nước luộc thứ nhất và luộc lại một lần nữa sẽ loại bỏ được phần lớn vị chát của nước rau lang.

Mong rằng qua bài viết trên đây của Phòng Khám Đa Khoa Nam Định thì bạn đã biết được Bầu 3 tháng đầu ăn rau lang được không? nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *