Lưỡi dưới của người bình thường thường sẽ mềm mại và có màu hồng nhạt hoặc đậm cùng với lớp màu trắng mỏng phủ trên bề mặt của lưỡi. Để biết thêm thông tin về Lưỡi dưới của người bình thường thì mời bạn cùng theo dõi bài viết sau đây của Phòng khám Đa khoa Nam Định nhé!

Lưỡi dưới của người bình thường

Cấu tạo và chức năng của lưỡi

Lưỡi là cơ quan vị giác nằm trong khoang miệng được tạo nên từ các cơ. Lưỡi có cấu tạo gồm 2 phần chính là các cơ và khung lưỡi. Xét về hình thể phía ngoài thì lưỡi người có rãnh hình chữ V, còn gọi là rãnh tận cùng ở sau mặt lưng. Phần đỉnh của chữ V có một hố nhỏ hay còn gọi là lỗ tịt.

Lưỡi gắn vào phía sau khoang miệng và thò ra phía trước nhờ các niêm mạc cứng cũng như mạng lưới các mô. Phanh lưỡi là phần giữ mặt trước của lưỡi (frenum). Trong khi đó, ở mặt sau của miệng thì lưỡi được neo vào xương móng có hình chữ U ở cổ (hyoid bone).

Lưỡi có thể chuyển động linh hoạt nhờ sự phối hợp các cơ ngang dọc trong lưỡi, hàm và cổ. Khi ở trạng thái nghỉ, lưỡi sẽ nằm gọn bên trong khoang miệng, đầu lưỡi tựa nhẹ vào răng trước.

Lưỡi tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn, cảm nhận vị giác, hỗ trợ quá trình nhai, nuốt, giúp nhào trộn thức ăn trong miệng với các enzym tiêu hóa, đặc biệt lưỡi đóng vai trò quan trọng trong chức năng ngôn ngữ của mỗi người.

Cấu tạo và chức năng của lưỡi
Cấu tạo và chức năng của lưỡi

Lưỡi bình thường là như thế nào?

Lưỡi ở người bình thường khỏe mạnh thường mềm mại, thon dài, có màu hồng nhạt đến hồng đậm, bề mặt được bao phủ bởi lớp màu trắng mỏng với nhiều gai nhỏ mịn. Các gai này còn được gọi là nhú, tập trung nhiều ở mặt trên và hai bên lưỡi với số lượng bình thường có thể lên tới 5000 gai.

Trong Y học cổ truyền, lưỡi được xem là công cụ để chẩn đoán bệnh gọi là “Thiệt chẩn”. Hình ảnh của lưỡi giúp thầy thuốc đánh giá được tình trạng bệnh lý của tất cả các cơ quan, nội tạng trong cơ thể.

Lưỡi thay đổi như thế nào khi bị bệnh?

Lưỡi khi bị bệnh sẽ có những thay đổi về màu sắc, hình dạng như xuất hiện một số biến đổi trên bề mặt của lưỡi.

Thay đổi về màu sắc

  • Lưỡi mất màu hồng và trở nên tái nhợt đi thì có thể đây là báo hiệu về tình trạng cơ thể suy nhược, thiếu máu hoặc thiếu sắt.
  • Lưỡi đỏ bất thường có thể là dấu hiệu của suy tim, bệnh kawasaki, sốt dẫn đến phát ban đỏ, …
  • Niêm mạc lưỡi vàng hay bị nhớt được chẩn đoán là tình trạng nhiễm trùng “môi khô lưỡi bẩn” hoặc các bệnh lý viêm lưỡi, thiếu niacin, ….
  • Lưỡi màu đen bắt nguồn do vi khuẩn hoặc trong quá trình dùng thuốc hay hóa trị. Tuy nhiên, tình trạng này thường không gây ra nguy hiểm và có thể biến mất cùng với các tác nhân gây ra.
  • Lưỡi màu tím xuất hiện khi tình trạng lưu thông máu trong cơ thể kém hoặc liên quan đến các bệnh lý tim mạch, …

Ngoài ra, thường xuyên hút thuốc lá, uống cà phê hoặc sử dụng các thực phẩm đậm màu hay một số loại thuốc cũng có thể làm thay đổi màu sắc trên bề mặt của lưỡi.

Lưỡi thay đổi về màu sắc khi bị bệnh
Lưỡi thay đổi về màu sắc khi bị bệnh

Thay đổi về trên bề mặt lưỡi

  • Lưỡi xuất hiện nhiều vết nứt do khô.
  • Xuất hiện các nốt viêm do loét áp tơ miệng hay các chấn thương do cắn hoặc va đập vào.
  • Lớp phủ màu trắng trên bề mặt lưỡi bị mất theo từng mảng hoặc nhô lên.
  • Lưỡi bị teo.
  • Các gai nhú bị mất hoặc phân bố không đều.
  • Xuất hiện nhiều đường màu trắng như hình bản đồ trên bề mặt lưỡi.
  • Lưỡi lở loét.
  • Các mảng đỏ trên lưỡi do các bệnh như hồng sản, nhiễm nấm, ….
  • Tích tụ keratin trên gai nhú do tác dụng phụ của quá trình điều trị bằng kháng sinh, sử dụng nước súc miệng có chứa peroxide hay quá trình vệ sinh răng miệng không tốt cũng có thể làm xuất hiện lông trên bề mặt lưỡi.

Xem thêm: Ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt

Một số căn bệnh thường gặp nào xảy ra ở lưỡi?

Viêm lưỡi

Viêm lưỡi xảy ra thường khi người bệnh bị nhiễm vi khuẩn, virus hay nấm làm khu vực nhiễm bị viêm. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như thiếu vitamin B, vitamin PP, thiếu máu ác tính hoặc thiếu sắt, … hay các bệnh lý ở da như: lichen phẳng, áp tơ miệng, giang mai, ung thư,… cũng gây viêm lưỡi.

Viêm lưỡi thường có các triệu chứng như lưỡi đỏ hoặc nhợt nhạt, sưng to, xuất hiện mụn nước, nứt kẽ lưỡi, trơn nhẵn có thể đau nhức hoặc không. Để điều trị, thông thường các bác sĩ sẽ loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh bằng cách sử dụng kháng sinh, kháng nấm, bổ sung các loại vitamin, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tránh các loại thực phẩm cay nóng, không sử dụng chất kích thích, rượu bia,…

Viêm lưỡi là căn bệnh thường gặp xảy ra ở lưỡi
Viêm lưỡi là căn bệnh thường gặp xảy ra ở lưỡi

Loét lưỡi Apthae

Tình trạng này thường có thể nhận biết bởi các vết loét ở mặt bụng hay chóp lưỡi, gây khó chịu và đau nhức, ảnh hưởng đến khả năng nhai và phát âm. Căn bệnh này thường được các bác sĩ điều trị bằng cách kê các đơn thuốc kháng viêm, giảm đau với liều lượng tùy theo từng tình trạng cơ địa của mỗi người.

Bạch sản

Lưỡi và khu vực đáy vòm miệng xuất hiện nhiều mảng trắng có kích thước đồng đều mà không do bất cứ tác nhân kích thích nào thì đây có thể là một dạng tổn thương ở lưỡi có thể có nguy cơ ác tính.

Bệnh bạch sản thường có nhiều dạng như: bạch sản đồng nhất, bạch sản lấm tấm không đồng nhất hay bạch sản dạng sùi. Khi phát hiện có các dấu hiệu của bệnh như mảng trắng bất thường, bạn nên thực hiện các xét nghiệm sinh thiết để chẩn đoán chính xác mức độ của bệnh.

Bạch sản là căn bệnh thường gặp xảy ra ở lưỡi
Bạch sản là căn bệnh thường gặp xảy ra ở lưỡi

Ung thư lưỡi

Dạng ung thư lưỡi phổ biến thường gặp nhất là dạng ung thư tế bào vảy. Tình trạng này là hệ lụy của bệnh bạch sản kéo dài không được điều trị. Tuy nhiên, hiện nay có một số trường hợp ung thư xảy ra nhưng vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân cụ thể.

Xem thêm: Uống melatonin có hại không?

Bệnh nấm miệng

Nấm Candida là nguyên nhân chính gây ra bệnh nấm tại vùng khoang miệng. Biểu hiện của nó thường là các mảng trắng đục như váng sữa trên bề mặt lưỡi và hai bên miệng. Để điều trị thường cần phối hợp với chế độ dinh dưỡng cân bằng cùng với đó là giữ vệ sinh răng miệng kèm theo các thuốc kháng nấm theo liệu trình của bác sĩ điều trị.

Bệnh nấm miệng là căn bệnh thường gặp xảy ra ở lưỡi
Bệnh nấm miệng là căn bệnh thường gặp xảy ra ở lưỡi

Bệnh sốt Scarlet

Sốt Scarlet hay còn được gọi là bệnh tinh hồng nhiệt, phát ban đỏ ở trẻ em. Nguyên nhân gây bệnh thường là do nhiễm vi khuẩn Streptococcus pyogenes. Bệnh có các triệu chứng như là sốt cao, lưỡi đỏ nổi gai giống quả dâu tây (lưỡi dâu tây) dẫn đến sưng tấy các nhú trên bề mặt lưỡi.

Mong rằng, sau khi cùng theo dõi bài viết trên đây của Phòng khám Đa khoa Nam Định. Bạn đã biết thêm thông tin về Lưỡi dưới của người bình thường rồi nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *