Ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt có thể là do những nguyên nhân sau đây: 

  • Kinh nguyệt bị rối loạn. 
  • Sử dụng biện pháp tránh thai. 
  • Quan hệ tình dục thô bạo. 
  • Máu báo thai. 
  • U nang buồng trứng. 
  • Mang thai ngoài tử cung. 
  • Sảy thai sớm. 
  • Vùng kín bị viêm nhiễm. 

Để biết thêm chi tiết về tình trạng Ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt thì mời bạn cùng đi vào bài viết ngay dưới đây của Phòng khám Đa khoa Nam Định nhé!

Ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt

Thông thường, dịch tiết ra tại âm đạo sẽ có màu trắng đục hoặc trong. Trong chu kỳ kinh nguyệt, tùy vào từng thời điểm mà lượng dịch này có thể có màu vàng nhạt và nhầy dính như lòng trắng trứng gà.

Và khi các chị em đến ngày hành khi, dịch âm đạo sẽ có màu hồng nhạt hoặc đỏ do có chứa huyết sắc tố, hay còn được gọi là máu kinh. Tuy nhiên, nếu chưa đến ngày hành kinh mà dịch âm đạo của các chị em lại có màu đỏ hoặc thậm chí ra máu thì điều này có thể xuất phát từ một trong những nguyên nhân sau đây.

Ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt
Ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt

Kinh nguyệt bị rối loạn

Số ngày trong chu kỳ kinh nguyệt thường sẽ khác nhau ở mỗi người cũng như mỗi chu kỳ kinh, trong đó, những người bị rối loạn kinh nguyệt thường sẽ có chu kỳ kinh nguyệt ngắn hoặc dài hơn bình thường. Nếu dịch âm đạo của bạn chứa lượng nhỏ máu xuất hiện sớm thì nó có thể là dấu hiệu thông báo thời điểm kỳ kinh bắt đầu, sau đó máu kinh sẽ xuất hiện nhiều hơn.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt như: tâm lý căng thẳng, cân nặng, tuổi mãn kinh, …. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên khiến bạn không thể tính toán chu kỳ kinh nguyệt hoặc khó có thể mang thai, hãy đi khám để xác định nguyên nhân cũng như có cách giải quyết phù hợp.

Sử dụng biện pháp tránh thai

Nhiều trường hợp các chị em khi mới bắt đầu sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết thường hiện tình trạng mất cân bằng estrogen trong cơ thể. Điều này làm cho dịch tiết âm đạo có màu hồng nhạt hoặc xuất hiện đốm máu.

Thế nhưng hầu hết các trường hợp này đều không gây nguy hiểm nhưng chị em vẫn cần theo dõi thêm, đồng thời ngưng sử dụng thuốc tránh thai và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt do sử dụng biện pháp tránh thai
Ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt do sử dụng biện pháp tránh thai

Quan hệ tình dục thô bạo

Quan hệ tình dục thô bạo hoặc bị chấn thương xảy ra ở gần khu vực vùng kín có thể gây chảy máu ở bên trong, sau đó theo thời gian máu sẽ theo dịch âm đạo được đẩy ra ngoài. Nếu tổn thương nhẹ, bạn không gặp quá nhiều đau đớn thì có thể tự theo dõi tại nhà, tuy nhiên, nếu lượng máu ở âm đạo chảy ra quá nhiều thì cần đi khám càng sớm càng tốt.

Máu báo thai

Sau khi trứng gặp được tinh trùng và bắt đầu quá trình thụ tinh thì sẽ được di chuyển đến thành tử cung để làm tổ. Lúc này, nó sẽ bám vào nội mạc tử cung để tiếp tục phát triển nên sẽ thường gây ra tình trạng chảy máu nhẹ, khiến dịch tiết của mẹ có màu hồng. Tình trạng này thường xảy ra sau 10 – 14 ngày kể từ ngày quá trình thụ tinh diễn ra thành công.

Xem thêm: Uống melatonin có hại không?

Nếu trước đó bạn đã từng quan hệ tình dục nhưng không sử dụng biện pháp an toàn và sau đó 1 – 2 tuần lại thấy âm đạo tiết ra khí hư có màu hồng nhạt thì bạn nên nghi ngờ và tiến hành thử thai tại nhà để có thể xác định sớm tình trạng mang thai của bản thân.

Ngoài ra, để chắc chắn thêm về điều này, bạn có thể kiểm tra thêm một vài dấu hiệu mang thai sớm khác như: ốm nghén, đau tức ngực, tiểu tiện thường xuyên, cơ thể mệt mỏi, thèm ăn hoặc chán ăn thất thường, …

Ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt do máu báo thai
Ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt do máu báo thai

U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là tình trạng xuất hiện khối u (hầu hết đều là lành tính) và phát triển trong buồng trứng. Tùy thuộc vào tình trạng cơ địa của mỗi người mà u nang buồng trứng có thể tự biến mất hoặc phát triển lớn dần theo thời gian. Mặc dù là lành tính nhưng nó cũng gây ra một số ảnh hưởng nhất định lên cơ thể như gây rối loạn kinh nguyệt, gây chảy máu bất thường ở âm đạo.

Mang thai ngoài tử cung

Nếu bạn đang nghi ngờ việc bản thân mang thai nhưng lại có các dấu hiệu như ra máu âm đạo, đau âm ỉ vùng bụng dưới,… thì có thể đây là dấu hiệu của tình trạng thai ngoài tử cung.

Các trường hợp này cần phải được kiểm tra và xử lý càng sớm càng tốt. Nếu không, thai sẽ tiếp tục phát triển lớn dần nhưng do không ở trong môi trường phù hợp nên sẽ có thể bị vỡ và gây đe dọa đến tính mạng của các mẹ bầu.

Sảy thai sớm

Nếu thai nhi bị sảy khi còn quá nhỏ, mẹ bầu thường sẽ gặp các dấu hiệu như: âm đạo bị chảy lượng lớn máu hay chảy máu nhỏ giọt kèm với các mô thai hoặc cũng có thể là giống như kinh nguyệt có các cục máu đông bị đào thải ra ngoài. Ngoài ra, thai phụ còn có thể bị đau âm ỉ vùng bụng dưới, dịch tiết âm đạo màu nâu, đau đầu, chóng mặt do thiếu máu,

Ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt do sảy thai sớm
Ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt do sảy thai sớm

Vùng kín bị viêm nhiễm

Các bệnh phụ khoa gây viêm nhiễm âm đạo như viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm âm đạo, bệnh nhiễm trùng lây lan qua đường tình dục, … sẽ có thể khiến cho âm đạo, cổ tử cung, … bị thương tổn. Hệ lụy của các bệnh lý này là làm cho dịch âm đạo trở nên bất thường cả về màu sắc và mùi, thậm chí có lẫn cả máu có màu đỏ hoặc hồng tươi trong dịch âm đạo.

Nên làm gì khi không phải kinh nguyệt nhưng lại ra máu?

Khi đang không trong giai đoạn hành kinh nhưng lại ra máu vì bất kỳ nguyên nhân nào đó, điều bạn nên làm đầu tiên đó chính là giữ bình tĩnh. Vì hầu hết các nguyên nhân gây ra tình trạng này là lành tính không ảnh hưởng quá nhiều đến tình mạng của bệnh nhân. Tuy nhiên, các chị em vẫn cần phải tiến hành đi thăm khám y tế để giải quyết sớm nguyên nhân gây ra bệnh, tránh ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng cuộc sống hằng ngày.

Xem thêm: Cảm giác khi chạm vào màng trinh

Ngoài ra, khi thực hiện thăm khám, phái đẹp cũng nên phối hợp cung cấp thông tin với bác sĩ điều trị để dễ dàng và thuận tiện hơn trong việc đưa ra các chẩn đoán bệnh một cách chính xác. Các vấn đề mà bác sĩ điều trị thường sẽ đưa ra trong quá trình thăm khám bao gồm:

  • Tình trạng chảy máu âm đạo xuất hiện khi nào, tần suất bao nhiêu, lượng máu có nhiều hay không?
  • Các bệnh sử liên quan đã hoặc đang gặp phải.
  • Có từng thực hiện phẫu thuật tử cung hay âm đạo chưa?
  • Những lần chu kỳ kinh nguyệt trước đó có đều hay không? Chu kỳ gần nhất là khi nào?
  • Có kèm theo các dấu hiệu bất thường khác như đau tức bụng, khí hư bất thường, … hay không?
Nên làm gì khi không phải kinh nguyệt nhưng lại ra máu?
Nên làm gì khi không phải kinh nguyệt nhưng lại ra máu?

Ngoài ra, nếu bạn có các dấu hiệu của việc mang thai sớm, bác sĩ sẽ có thể yêu cầu bạn tiến hành thử thai. Bên cạnh đó, do tình trạng chảy máu âm đạo thường xảy ra bởi nguyên nhân đến từ các bệnh lây truyền qua đường tình dục nên việc xét nghiệm để thuận tiện trong việc chẩn đoán cũng sẽ được yêu cầu.

Dựa trên kết quả thu được từ việc thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên hoặc sẽ trong trường hợp cần thiết sẽ tiến hành điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu âm đạo dù không phải trong chu kỳ kinh nguyệt. Như đã nói, tình trạng này hầu hết đều không quá nguy hiểm nên bạn cũng không cần phải quá lo lắng hay căng thẳng mà làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hy vọng rằng, sau khi cùng đi vào bài viết ngay trên đây của Phòng khám Đa khoa Nam Định. Bạn đã biết thêm chi tiết về tình trạng Ra máu ít nhưng không phải kinh nguyệt thì rồi nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *